Xây Dựng Giải Pháp eLearning Dễ Dàng Trong 6 Bước

Ngày nay, với sự phát triển của những nền tảng hỗ trợ, việc xây dựng giải pháp eLearning cho doanh nghiệp, trường học đã trở nên đơn giản ngay cả khi người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong bài viết này, OES giới thiệu với quý khách hàng 6 bước xây dựng giải pháp e-Learning một cách thuận tiện với trải nghiệm dễ dàng nhất cho học viên và đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

1. Lựa Chọn Công Cụ Soạn Thảo Bài Giảng Thích Hợp

Bài giảng là yếu tố quan trọng nhất khi bắt đầu xây dựng bài giảng eLearning. Do đó chúng ta cần đánh giá kĩ lưỡng những kỹ năng và khả năng mà đội nhóm của mình đang sở hữu để lựa chọn được công cụ soạn thảo bài giảng thích hợp.

Công cụ được lựa chọn cần có khả năng cung cấp đầy đủ những tính năng và chức năng cần thiết, linh hoạt và dễ dàng sử dụng. Ví dụ, nếu đội ngũ nhân viên không có nhiều kinh nghiệm về lập trình và thiết kế đồ họa, hãy lựa chọn một công cụ soạn thảo bài giảng cơ bản với những template được thiết kế sẵn. Ngược lại, nếu nắm trong tay một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với kinh nghiệm chuyên môn cao, hãy lựa chọn một công cụ với nhiều tính năng tùy chỉnh để tạo ra thiết kế ưng ý nhất.

2. Phân Tích Trước Về Chủ Đề Đào Tạo Trước Khi Xây Dựng Giải Pháp eLearning

Sai lầm lớn nhất khi tiến hành triển khai xây dựng giải pháp eLearning đó là bỏ qua đánh giá và phân tích về chủ đề khóa học đào tạo. Vì thế, hãy chắc chắn rằng quý khách hàng đã nghiên cứu trước về chủ đề sẽ đưa vào bài giảng. Có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong cùng lĩnh vực để nhận được những phản hồi tích cực hơn cho việc xây dựng nội dung eLearning.

Về phần học viên, hãy nghiên cứu hành vi của họ thông qua những cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn nhóm; từ đó quý khách hàng có thể nắm bắt rõ hơn những kỳ vọng và mục tiêu của họ khi tham gia vào khóa học.

3. Tạo Mới Một Template Hoặc Tận Dụng Mẫu Sẵn Có

Hiện nay có rất nhiều công cụ e-Learning cho phép người dùng sử dụng những mẫu layout có sẵn khi thiết kế khóa học đào tạo. Giờ đây thay vì phải thiết kế toàn bộ từ đầu, quý khách hàng có thể tận dụng những mãu có sẵn để xây dựng nội dung e-Learning cho mình, vừa tiết kiệm thời gian, vừa cắt giảm công sức cho đội ngũ nhân viên.

Nhưng nếu tự tin vào tay nghề và khả năng của đội ngũ thiết kế bên mình, quý khách hàng hoàn toàn có thể tự tạo mới một template mang tính cá nhân hóa cho riêng thương hiệu của mình.

4. Lựa Chọn Hệ Thống Quản Lý Học Tập (LMS) Cho Giải Pháp eLearning

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay, người dùng có thể tiếp cận vô vàn công cụ và tài nguyên để triển khai xây dựng giải pháp e-Learning. Thậm chí, người dùng có thể tự mình thiết kế toàn bộ khóa học bài giảng e-Learning từ đầu đến cuối bằng hệ thống quản lý học tập LMS. Ngay cả khi không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế, người dùng cũng có thể sử dụng những nên tảng tích hợp xây dựng nội dung bài giảng có sẵn như TalentLMS, Docebo và Litmos để kéo thả những phần tử đồ họa và đa phương tiện cho tiến trình xây dựng khóa học eLearning của mình.

xay-dung-giai-phap-elearning-de-dang-trong-6-buoc

Bên cạnh đó, hệ thống LMS còn cung cấp thêm rất nhiều tính năng tuyệt vời khác, ví dụ như khả năng kết hợp câu hỏi vào ngay trong bài giảng e-Learning, tạo lịch học, deadline hay gợi nhắc những sự kiện quan trọng cho học viên. Chính vì có quá nhiều sự lựa chọn như thế, người dùng cần lựa chọn ra hệ thống LMS phù hợp với nhu cầu của mình và học viên nhất. Bên cạnh đó, những hệ thống quản lý học tập LMS sẽ tính phí hàng tháng sử dụng. Do vậy, cần cân nhắc phân bổ ngân sách kỹ lưỡng để tránh mua phải những tính năng dư thừa không cần thiết cho quá trình xây dựng bài giảng.

Xem thêm: Mẹo hay khi xây dựng một hệ thống LMS cho học trực tuyến

5. Kết Nối Với Các Media Và Tài Nguyên Bên Ngoài

Nếu không sở hữu những công cụ hoặc kỹ năng cần thiết để tự thiết kế các phần tử đa phương tiện như video, âm nhạc hay đồ họa animation, người dùng hoàn toàn có thể dẫn liên kết đến các video, bài trình chiếu hay bất cứ phương tiện media trực tuyến bên ngoài vào khóa học e-Learning của mình. Điều này cung cấp cho học viên cơ hội truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần mất thêm thời gian tìm kiếm trên Internet. Bên cạnh đó, việc liên kết với phương tiện media bên ngoài còn giúp cho khóa học e-Learning chuyên nghiệp và thu hút hơn.

6. Thiết Kế Các Yếu Tố Video, Âm Thanh Và Đồ Họa Đơn Giản, Dễ Hiểu

Tích hợp các yếu tố đa phương tiện vào khóa học e-Learning là một cách vô cùng hiệu quả để tăng sự hứng thú cho học viên. Thế nhưng quá nhiều yếu tố đồ họa được tích hợp trong một bài giảng video sẽ gây ra hiệu ứng ngược: người dùng sẽ cảm thấy bị quá tải bởi lượng thông tin nhiều hơn mức cần thiết, thậm chí chúng còn gây ra cảm giác khó chịu, tạo ra trải nghiệm không tốt khi sử dụng. Vì thế, hãy giữ cho mọi thứ thật súc tích, đơn giản và dễ hiểu. Bằng cách đó, quý khách hàng không chỉ giảm tải khối lượng công việc khi thiết kế phát triển bài giảng e-Learning mà còn giữ trọng tâm chính của khóa học đào tạo tập trung vào những điều cốt lõi nhất: nội dung bài giảng.

Hãy tập trung vào các nội dung chính và đảm bảo tất cả các yếu tố bạn bao gồm chỉ phục vụ cho mục tiêu học tập và đào tạo. Tránh các khối văn bản dài dòng, hãy chia nhỏ chúng thành các gạch đầu dòng hoặc các tiêu đề phụ được in đậm để học viên không bị quá tải.

Kết

Qua bài viết trên, OES đã chia sẻ với quý khách hàng 6 bước giúp cho việc xây dựng giải pháp eLearning cho doanh nghiệp, trường học tiết kiệm và dễ dàng hơn đồng thời tạo ra trải nghiệm dễ dàng và tối ưu cho học viên.

Để nhận tư vấn chi tiết về e-Learning – hình thức Đào tạo dẫn đầu xu hướng, liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến!