5 Xu Hướng Quản Lý Doanh Nghiệp Nổi Bật Nhất Trong Kỷ Nguyên Công Nghệ 4.0

Quản trị doanh nghiệp là một thách thức lớn với các nhà lãnh đạo trong môi trường làm việc đầy biến động. Thời kỳ Cách mạng Công nghệ mang đến sự thay đổi lớn trong cách quản trị và vận hành doanh nghiệp với các phương pháp lãnh đạo mới. Trong bài viết sau Cefacom sẽ giới thiệu đến bạn top 5 xu hướng quản lý doanh nghiệp nổi bật nhất thời kỳ 4.0.

Xem thêm: Tổng Hợp 5 Xu Hướng Công Nghệ Doanh Nghiệp Cần Biết Trong Năm 2023

1. Trao Quyền Cho Nhân Viên

Xu hướng quản lý doanh nghiệp hàng đầu hiện nay là trao quyền cho nhân viên thay vì dồn tất cả quyền hạn vào tay người quản trị. Điều này khiến cho khả năng sáng tạo của nhân viên bị phân tán và thụ động theo mục tiêu công việc, đòi hỏi của cấp trên.

Mặt khác, họ luôn làm việc để đạt đủ KPI mà hầu như không cảm nhận được hứng thú của công việc và không có sáng tạo riêng. Từ đó gây nên sự mệt mỏi, trì trệ trong công việc và không gắn bó với các nhân viên trong công ty.

Muốn giải quyết vấn đề này, nhà quản trị áp dụng phương pháp trao quyền cho nhân viên. Nó giúp đáp ứng đủ 3 tiêu chí của con người trong tháp nhu cầu của Maslow. Đó là nhu cầu công việc, sự khẳng định bản thân và được ghi nhận những đóng góp từ người khác.

Con người có xu hướng muốn liên kết với một bộ phận tổ chức và được người ta thừa nhận năng lực của bản thân. Với phương thức trao quyền, nhà quản trị sẽ đề cao hơn nhu cầu được làm chủ và thể hiện bản thân của nhân sự. Từ đó giúp quản trị công ty tốt, thu hút và giữ chân nhân tài lâu hơn.

2. Chia Sẻ Thông Tin

Chia sẻ thông tin là xu hướng quản lý doanh nghiệp mới nhằm khắc phục những hạn chế trong cách quản trị cũ. Nếu như trước đây, thông tin chỉ được bảo mật cho cá nhân lãnh đạo thì phương thức chia sẻ này tạo ra nhiều cơ chế mới. Đó là một xu hướng quản lý mới, tất yếu của thời kỳ công nghệ 4.0, tạo sự liên kết giữa các bộ phận một cách có hệ thống.

Việc chia sẻ thông tin giúp nhân viên tự đánh giá về năng lực, tình hình bản thân và góp phần vào quá trình phát triển chung. Mặt khác, nhân viên cũng có thể đề xuất những phương án, sáng kiến nhằm giải quyết công việc theo các giai đoạn. Chia sẻ thông tin là một trong các nhân tố cơ bản của môi trường làm việc phẳng. Những thông tin mà doanh nghiệp cần chia sẻ bao gồm chính sách tuyển dụng, tiền lương và phúc lợi, lộ trình phát triển, khen thưởng nhân viên v.v…

Các doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình 4 tầng quản trị như sau:

  • Tầm nhìn, sứ mạng là quan trọng nhất, định hình mục tiêu và cách thức làm việc sẽ tạo nên giá trị doanh nghiệp.
  • Chính sách và nội quy là một khung nội dung chung đã được xây dựng nhằm tạo cơ sở đánh giá công việc.
  • Quy trình và công việc là những hoạt động, công việc hàng ngày mà mỗi nhân viên phải làm.
    Giao tiếp thường ngày là hoạt động giao tiếp cơ bản nhất xoay quanh trao đổi thông tin công việc.

3. Phân Bổ Tài Nguyên Cho Công Việc

Xu hướng quản lý doanh nghiệp bằng cách sử dụng tài nguyên phục vụ công việc sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho mục đích công việc. Tuy nhiên, tài nguyên không phải được sử dụng hoàn toàn tự do mà không ai quản lý. Những người có trách nhiệm quản lý phải theo dõi hiệu suất sử dụng tài nguyên sẽ giám sát việc sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên.

4. Chia Sẻ Trách Nhiệm Công Việc Khó Khăn Của Nhân Viên

Chia sẻ trách nhiệm là xu hướng quản lý doanh nghiệp được ưa chuộng hiện nay vì tính năng độc đáo của nó. Giống với phương thức giao quyền lực cho nhân viên, chia sẻ trách nhiệm giúp nhân viên được bộc lộ mình và có tiếng nói riêng. Nó tạo ra một mối lên kết và ràng buộc về trách nhiệm với mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Bất cứ ai cũng đều có thể chia sẻ quan điểm và lựa chọn giải pháp tốt nhất cho những vấn đề đang diễn ra.

Quản trị theo kiểu chia sẻ trách nhiệm mở ra những cơ hội mới và thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo. Mọi người dù ở cấp nào cũng sẽ được đưa ra những quyết định khác nhau, nhanh hơn và công bằng hơn với khả năng xử lý vấn đề hiệu quả.

Thời gian xử lý khó khăn cũng được rút ngắn đáng kể và các ý tưởng mới sẽ đến sớm hơn. Nhà quản trị cần có chính sách phù hợp để áp dụng phương pháp này trong công việc cần chủ động rèn luyện khả năng tư duy.

5. Phản Hồi Về Công Việc

Xu hướng quản lý doanh nghiệp mới được các nhà quản trị sử dụng hiện nay là phản hồi về công việc. Chuyên gia nhân sự Christopher D.Lee cho biết, nhà quản lý cần đưa ra những phản hồi sớm đối với hoạt động công việc của nhân viên. Điều này sẽ tạo ra sự đồng nhất trong chất lượng công việc của nhà quản trị – nhân viên để nhận biết và kịp thời khắc phục những sai sót.

Một điểm mà bất kì nhà quản trị nào cũng phải lưu ý là việc tiếp nhận và phản hồi công việc là hoàn toàn khác nhau. Nhà quản trị dựa trên kết quả công việc của nhân viên để từ đó đưa ra quyết định liên quan tới tiền lương, thưởng hoặc phúc lợi. Phản hồi doanh nghiệp là việc cung cấp thông tin tức thì về hoạt động đang xảy ra, có tính chất tham khảo chứ không phải ép buộc nhân viên làm theo.

Việc tiếp nhận phản hồi phải diễn ra theo hai chiều, từ phía lãnh đạo đến nhà quản trị. Nhân viên cần tích cực đưa ra những feedback với cấp trên nhằm cải tiến hoạt động và xây dựng mối quan hệ. Lãnh đạo cũng cần lắng nghe những phản hồi từ cấp dưới nhằm cải tiến hoạt động doanh nghiệp.

Xem thêm: Big Data Là Gì? Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Big Data

Kết

Xu hướng quản lý doanh nghiệp không ngừng được cập nhật và thay đổi nhằm tạo ra các giá trị mới. Sự thay đổi mới sẽ mở ra những cơ hội giúp doanh nghiệp giành ưu thế tốt hơn trên thị trường hiện tại. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nhà quản trị không nắm bắt hay nhìn nhận được xu hướng tốt tại doanh nghiệp mình. Nếu bạn là một nhà quản trị, hãy cân nhắc và lựa chọn sử dụng một trong 5 xu hướng trên nhằm nâng cao vị thế doanh nghiệp.