MBO Là Gì? 6 Bước Của Quy Trình Quản Trị Theo Mục Tiêu Tối Ưu

Hiện nay, MBO là một trong những phương pháp quản trị theo mục tiêu được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp. Phương pháp này đề cao việc đánh giá hiệu suất công việc dựa trên tiêu chí gắn kết giữa mục tiêu mỗi cá nhân, phòng ban với sự phát triển chung của cả doanh nghiệp.

Vậy MBO là gì, nó đem lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp và quy trình quản trị với MBO như thế nào? Hãy cùng Cefacom khám phá bài viết tiếp theo để tìm hiểu sâu thêm về phương pháp quản trị mục tiêu này nhé.

Big Data Là Gì? Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Big Data

I. MBO Là Gì?

MBO là một thuật ngữ phổ biến và được viết tắt của từ gốc tiếng Anh “Management by Objectives”, mô hình quản trị mục tiêu của doanh nghiệp. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954, trong quyển sách “Thực hành Quản trị” của tác giả Peter Drucker.

Cuốn sách được coi như là một trong những tài liệu tốt nhất giúp các nhà quản trị hiểu và thích nghi với công việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Dựa vào các căn cứ của việc đánh giá mục tiêu mỗi bộ phận và những kế hoạch công việc đã được vạch sẵn, MBO cho phép ban quản trị kiểm soát tất cả công việc một cách hiệu quả.

MBO được chia làm 4 yếu tố cơ bản đó là:

  • Sự tham gia của thành viên trong ban quản trị cao cấp
  • Sự phối hợp vì mục tiêu chung của thành viên trong ban tổ chức
  • Ý thức làm việc tập thể
  • Trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ

II. Những Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Triển Khai MBO

Ở phần đầu, bài viết đã giúp bạn đọc hiểu khái niệm MBO là như thế nào. Trong phần 2, Cefacom sẽ chỉ ra những lợi ích mà MBO đem lại khi triển khai trong doanh nghiệp.

1. Thúc Đẩy Việc Lập Kế Hoạch Trong Doanh Nghiệp

Trước hết, MBO hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp một cách cụ thể và rõ ràng. Nó thúc đẩy các nhà hoạch định tập trung vào hành động hơn là thực hiện và đặt mục tiêu chung chung. Các mục tiêu được đề ra cụ thể và có phương pháp đo lường cho kết quả cũng như ràng buộc về mặt thời gian.

2. Phát Triển Đội Ngũ Lãnh Đạo

Quản lý doanh nghiệp với phương pháp mục tiêu MBO sẽ thúc đẩy nhân viên thông qua việc tự học tập và phát triển hơn nữa. Quá trình này sẽ tạo ra các kỹ năng làm việc và học hỏi không ngừng. Đồng thời, nó cũng khuyến khích sáng tạo và phát triển năng lực của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp.

3. Dễ Dàng Đánh Giá Theo Nguyên Tắc Minh Bạch

Quản lý MBO cho phép các nhà quản trị kiểm tra và đánh giá dựa trên nguyên tắc công bằng khi nhìn vào kết quả thực hiện công việc. Năng lực được đánh giá đầy đủ và công bằng mà không có lý do chủ quan. MBO giúp doanh nghiệp nhìn nhận thực tế bộ máy hoạt động có thật sự hiệu quả và tăng khả năng tự đánh giá hơn là áp đặt cấp dưới.

4. Tạo Cam Kết Cho Nhân Viên Trong Quá Trình

Quản trị doanh nghiệp với MBO tạo ra động lực to lớn và trách nhiệm cho nhân viên doanh nghiệp. Sự tham gia của nhân viên cấp dưới trong quá trình xây dựng kế hoạch và đánh giá hiệu suất sẽ mang đến tính thống nhất, cam kết bền vững. Nó hướng tất cả nhân viên hướng đến mục tiêu và vận hành cỗ máy doanh nghiệp một cách suôn sẻ. Toàn bộ nhân viên đều cảm thấy hài lòng và gắn bó với doanh nghiệp, có tinh thần làm việc tràn đầy nhiệt huyết.

5. Nâng Cao Năng Lực Hợp Tác Trong Các Phòng Ban

MBO hỗ trợ nâng cao năng lực hợp tác trong các phòng ban khi hiểu rõ được cấu trúc và mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, nó cũng điều hướng mục tiêu của các phòng ban theo mục tiêu phát triển chung. Quản lý doanh nghiệp bằng mục tiêu thay đổi cách nhìn nhận của người lãnh đạo và kết nối các bộ phận lại để trở thành một bộ máy xuyên suốt, thống nhất.

III. Quy Trình Quản Trị Theo Mục Tiêu MBO

Bước 1: Xác Định Mục Tiêu Của Công Ty

Bên cạnh các mục tiêu chiến lược về tầm nhìn, kế hoạch dài hạn hay sứ mệnh thì những định hướng mà người lãnh đạo đưa ra chỉ là nhất thời. Đó là dựa trên sự phân tích và đánh giá về từng mục tiêu mà công ty đã và cần hướng đến trong một khoảng thời gian ngắn.

Bước 2: Xác Định Mục Tiêu Của Mình

Các nhà quản trị sẽ bắt đầu thảo luận với cấp dưới và xác định những mục tiêu cụ thể dựa trên báo cáo tóm tắt của chiến lược cần hướng đến. Việc này cần dựa trên nguyên tắc 80/20 với 20% tập trung cho mục tiêu chính và đến 80% còn lại.

Bước 3: Giám Sát Về Hiệu Quả Công Việc

Nhà quản trị cần theo dõi sát sao chất lượng và tiến độ của các mục tiêu công việc gắn với nhân sự. Doanh nghiệp cần xem xét các công cụ quản lý nhân sự để giúp lập danh sách, theo dõi hiệu quả và giám sát chất lượng.

Bước 4: Đánh Giá Thường Xuyên

Phương pháp MBO giúp đánh giá định kỳ các hoạt động với sự tham dự của tất cả cấp quản lý có liên quan.

Bước 5: Thường Xuyên Báo Cáo Về Hoạt Động

Nhờ có MBO, nhân viên sẽ nhận được phản hồi thường xuyên về đánh giá và mục tiêu trên cơ sở điểm số trung bình của họ. Phản hồi sẽ được bổ sung từ những người đánh giá khác trong cùng cấp.

Bước 6: Đánh Giá Kết Quả Đạt Được

Bước cuối cùng sẽ ghi nhận những thành tựu mà toàn thể nhân viên trong công ty đạt được. MBO sẽ giúp các nhà quản trị hoạch định những chương trình và hoạt động khuyến khích nhân viên đạt mục tiêu. Từ đó khuyến khích và thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu công ty.

Phần Mềm ERP Là Gì? Lợi Ích Và Cách Thức Triển Khai ERP Hiệu Quả

Kết

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về MBO cũng như nắm bắt cụ thể MBO là gì. Với những quy trình quản trị theo mục tiêu MBO, doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả và dễ dàng.