Khám Phá Bí Ẩn Công Nghệ Blockchain: Tiềm Năng Và Ứng Dụng Thực Tế Của Sự Đột Phá Này

Công nghệ Blockchain sỡ hữu một tiềm năng vô cùng lớn, được coi là “chìa khoá” cho chuyển đổi số và tạo ra một kỷ nguyên mới cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong tương lai. Vậy blockchain là gì? Những đặc tính chính của blockchain? Blockchain đước ứng dụng như thế nào trong thực tế? Cùng Cefacom tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: 6 Phương Pháp Lựa Chọn Chỉ Tiêu KPI Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp

1. Công Nghệ Blockchain Là Gì?

Blockchain là công nghệ chuỗi khối mở giúp việc trao đổi thông tin được an toàn và bảo mật cao, dựa trên các mã hoá vô cùng phức tạp. Dữ liệu sẽ được lưu giữ giữa nhiều khối, liên kết với nhau thành một chuỗi và được cập nhật theo thời gian thực. Mỗi khối sẽ chứa những thông tin về dữ liệu giao dịch và kết nối với khối trước đó nên các tác động làm thay đổi thông tin là hoàn toàn không thể diễn ra. 

Một điểm đặc biệt của blockchain so với các công nghệ trước đây là dữ liệu không tập trung ở một máy chủ nào đó và cũng không ai có quyền kiểm soát nó, các thông tin sẽ phải được lưu trữ ở những máy tầng khác nhau. Thiết kế của mạng lưới blockchain sẽ hạn chế tối đa sự biến động của dữ liệu và quản lý dưới mạng lưới phi tập trung. Ngay cả khi một nhánh của hệ thống blockchain sập thì những phần kia vẫn sẽ tiếp tục lưu trữ và giúp toàn bộ mạng lưới vận hành ổn định. 

2. Blockchain Là Sự Kết Hợp Giữa Ba Loại Công Nghệ Nào?

Blockchain là sự kết hợp của 3 loại công nghệ: 

  • Mật mã học: Blockchain đã dùng public key và hàm hash function để bảo vệ sự minh bạch, toàn vẹn và riêng tư. 
  • Mạng ảo: Mỗi một nút trong mạng có thể coi như một client và cũng là server giúp lưu lại bản sao dữ liệu. 
  • Lý thuyết trò chơi: Các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân theo giao thức đồng thuận (PoS, PoW,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

3. Các Đặc Tính Vượt Trội Của Công Nghệ Blockchain

Các chuỗi blockchain rất khó để bị làm giả mạo và phá hoại: Chỉ khi tất cả máy Internet trên toàn thế giới biến mất blockchain mới bị ảnh hưởng. 

  • Bất biến: Nếu giao dịch đã xảy ra, dữ liệu sẽ không thể sửa chữa được nữa.
  • Bảo mật: Mọi thông tin và cơ sở dữ liệu của những giao dịch blockchain được phân tán và bảo mật tuyệt đối. 
  • Minh bạch: AI sẽ giám sát hành trình của blockchain từ địa chỉ này sang địa chỉ kia và lưu lại tất cả lịch sử giao dịch. 
  • Hợp đồng thông minh: Đây là một loại hợp đồng kỹ thuật số được chèn vào trong đoạn code if-this-then-that (IFTTT) và sẽ tự thực thi để đáp ứng những yêu cầu đã được định sẵn từ trước mà không cần hỗ trợ từ bên thứ ba. 

4. Blockchain Và Ứng Dụng Thực Tế

Blockchain là một công nghệ mới đang dần chứng tỏ được tính ứng dụng cao của nó vào thực tế. Dưới đây là một vài ứng dụng tiêu biểu của công nghệ blockchain trong các lĩnh vực. 

Truyền thông và viễn thông: Blockchain sẽ hỗ trợ những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông đơn giản hoá quy trình, tăng khả năng an ninh bảo mật cũng như quản lý nhân sự trong hoạt động marketing của mình. 

Sản xuất: Công nghệ blockchain đem đến nhiều giải pháp để giám sát hoạt động sản xuất như quản lý hàng hoá tồn kho, truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua từng bước, theo dõi lượng cung nguyên vật liệu sản xuất, lưu trữ thông tin giao dịch,…

Y tế: Blockchain có thể áp dụng để quản lý tài sản và thu thập thông tin về sức khoẻ của bệnh nhân, quản lý việc cung cấp thuốc men, trang thiết bị y tế (nguồn gốc, thời hạn sử dụng,…), tăng khả năng bảo mật và an toàn đối với dịch vụ khám chữa bệnh,…

Giáo dục: Công nghệ blockchain có thể giúp lưu trữ thông tin về quá trình học, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ học vấn, kỷ luật… một cách an toàn và minh bạch, giúp ngăn chặn các hoạt động gian lận trong quá trình xin học bổng hay thăng tiến. Bên cạnh đó, blockchain còn giúp thực hiện các quy định đào tạo của trường, xử lý các vi phạm và tối ưu quy trình làm việc.

Tài chính & ngân hàng: Khả năng tạo hợp đồng thông minh của blockchain giúp giải quyết các vấn đề về rủi ro khi giao dịch, giảm thiểu sự tập trung quyền lực và cho phép các giao dịch được thực hiện một cách minh bạch, nhanh chóng và đáng tin cậy ngay cả khi không có trung gian xác minh. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thanh toán.

Thương mại điện tử: Blockchain giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn gốc sản phẩm và quá trình vận chuyển thông qua hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa quốc gia dễ dàng ký kết. Điều này đảm bảo tính minh bạch và giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách hiệu quả.

Nông nghiệp: Công nghệ blockchain giúp lưu trữ thông tin về giao dịch sản phẩm, tăng cường tính minh bạch trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến, nhà phân phối, cửa hàng hay siêu thị. Điều này giúp truy xuất nguồn gốc hiệu quả, nâng cao lòng tin cho người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, công nghệ blockchain còn được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như vận tải và logistics, bán lẻ, du lịch, bảo hiểm, năng lượng và xây dựng.

Kết

Công nghệ blockchain đang trở thành ngôi sao sáng trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong thế kỷ 21. Vì vậy, đây là thời điểm đầy triển vọng cho các doanh nghiệp tiên phong khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ này để đạt được hiệu quả và tối ưu hóa kinh doanh.