Big Data Là Gì? Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Big Data
Dữ liệu lớn (Big Data) – một thuật ngữ để chỉ việc xử lý một tập hợp dữ liệu siêu khổng lồ mà những ứng dụng xử lý dữ liệu thông thường không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm tất cả những vấn đề về phân tích, xử lý, thu thập, lưu trữ, chia sẻ, giám sát dữ liệu, bảo mật và tính toàn vẹn. Trong bài viết này, hãy cùng Cefacom khám phá tất tần tật những điều cần biết về Big Data nhé!
Big Data là tập các dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Có độ lớn tới mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập hay quản lý và xử lý trong một khoảng thời gian hợp lý.
Các tập dữ liệu lớn này sẽ bao gồm những dữ liệu có cấu trúc, không cấu trúc và bán cấu trúc, mỗi tập đều có thể được khai thác để tìm hiểu insights.
Các Ứng Dụng Đang Sử Dụng Big Data
Big data và phân tích dữ liệu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và các trường hợp khác nhau. Dữ liệu lớn trên thực tế được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, tạo ra sự thay đổi bất ngờ và góp phần gia tăng lợi nhuận, năng suất của doanh nghiệp.
1. Ngành Ngân Hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, Big Data đã và đang được ứng dụng hiệu quả và thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong mọi hoạt động của ngân hàng: từ quản lý tiền mặt đến quản lý tài chính.
Big Data được ứng dụng trong ngành ngân hàng như thế nào:
Sử dụng kỹ thuật phân cụm để đưa ra quyết định quan trọng. Hệ thống phân tích có thể xác định được các địa điểm chi nhánh tập trung nhiều nhu cầu của khách hàng tiềm năng, và từ đó đề xuất lập các chi nhánh mới.
Kết hợp nhiều quy tắc được áp dụng trong các lĩnh vực ngân hàng để dự đoán lương tiền mặt cần thiết để cung ứng ở một chi nhánh tại thời điểm cụ thể hàng năm.
Khoa học dữ liệu hiện là nền tảng của hệ thống ngân hàng kĩ thuật số.
AI và Machine learning đang được nhiều ngân hàng sử dụng để phát hiện các hoạt động gian lận và báo cáo tới các chuyên gia liên quan.
Khoa học dữ liệu hỗ trợ lưu trữ, xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ các hoạt động hàng ngày và góp phần đảm bảo an ninh cho ngân hàng.
2. Ngành Y Tế
Khoa học dữ liệu đang dần khẳng định vai trò quan trọng đối với việc cải thiện sức khoẻ con người ngày nay. Big Data không chỉ được ứng dụng để xác định phương hướng điều trị mà còn giúp cải thiện quá trình chăm sóc sức khoẻ.
Big Data ứng dụng trong ngành y tế:
Người quản lý ca có thể dự đoán các bác sĩ cần thiết vào từng thời điểm cụ thể.
Theo dõi tình trạng bệnh nhân bằng việc theo dõi hồ sơ sức khỏe điện tử.
Dùng các thiết bị kỹ thuật số có thể đeo, hệ thống dữ liệu sẽ theo dõi bệnh nhân và gửi cho các bác sĩ phụ trách.
Big Data có thể đánh giá các triệu chứng và chuẩn đoán những bệnh ở giai đoạn đầu.
Lưu giữ các hồ sơ nhạy cảm cần được bảo mật và lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả.
Các ứng dụng Big Data còn có thể báo trước khu vực có nguy cơ bùng phát các dịch như: sốt xuất huyết hoặc sốt rét.
3. Thương Mại Điện Tử
Thương mại điện tử không những tận hưởng lợi ích của việc điều hành trực tuyến mà còn đối mặt với nhiều thách thức để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Lý do là bởi các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, một khi đã tham gia vào thị trường này đều phải đầu tư mạnh vào việc cải tiến công nghệ. Big Data có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp các thông tin chuyên sâu và các bản báo cáo phân tích xu hướng người tiêu dùng.
Big Data ứng dụng trong ngành thương mại điện tử:
Thu thập dữ liệu và yêu cầu của khách hàng thậm chí ngay trước khi khách hàng thực sự bắt đầu giao dịch.
Tạo ra những mô hình tiếp thị hiệu suất cao.
Nhà quản lý có thể xác định được các sản phẩm được xem nhiều nhất và tối ưu thời gian hiển thị của các sản phẩm này.
Đánh giá hành vi khách hàng, tát cả những gì họ muốn và tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho nhu cầu của họ.
Big Data có thể tự động gửi code khuyến mãi cho bất kỳ sản phẩm nào được khách hàng thêm vào giỏ hàng nhưng chưa mua.
Các ứng dụng Big Data còn có thể tạo báo cáo tuỳ chỉnh theo các tiêu chí: Giới tính, độ tuổi, địa điểm của khách truy cập,v.v.
Xác định yêu cầu của khách hàng, những gì họ muốn và tập trung vào việc cung cấp những dịch vụ tốt nhất để thực hiện nhu cầu của họ.
Phân tích hành vi và sự quan tâm của khách hàng theo xu hướng của họ để tạo ra các sản phẩm hướng đến khách hàng.
Đem tới các sản phẩm tốt hơn với chi phí thấp hơn.
Thu thập được nhiều dữ liệu về hành vi khách hàng để tạo nên mô hình tiếp thị tối ưu dành được tùy biến theo đối tượng hoặc nhóm đối tượng từ đó giúp tăng khả năng bán hàng.
Tìm ra điểm tương đồng giữa khách hàng và nhu cầu của họ. Sau đó, việc nhắn mục tiêu các chiến dịch quảng cáo có thể được tiến hành dễ dàng hơn dựa trên những phân tích đã có.
4. Ngành Bán Lẻ
Big data đem lại cơ hội cho lĩnh vực bán lẻ bằng cách phân tíhc thị trường cạnh tranh và sự quan tâm của khách hàng. Nó sẽ giúp xác định hành trình trải nghiệm, xu hướng mua sắm và sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách thu thập dữ liệu đa dạng. Bằng những dữ liệu thu thập được doanh nghiệp, người bán hàng có thể sẽ cải thiện hiệu suất và hiệu quả bán hàng.
Ngành bán lẻ ứng dụng Big Data:
Giúp nhà quản lý xây dựng mô hình chi tiêu của khách hàng.
Bằng sự phân tích và dự đoán, doanh nghiệp có thể tránh việc tiếp tục tung ea thị trường các sản phẩm không được đón nhận.
Ngành bán lẻ có thể xác định vị trí bố trí sản phẩm trên kệ hàng dựa vào thói quen mua hàng của khách hàng và đưa ra các chiến lược kinh doanh mới để cải thiện.
Kết hợp phân tích cùng lúc các dữ liệu về địa điểm, thời gian giao dịch, dữ liệu truyền thông xã hội, dự báo thời tiết để xác định chính xác sản phẩm phù hợp để sẵn sàng cung ứng cho khách hàng.
5. Digital Marketing
Đây là chìa khoá để mở khoá cửa thành công cho bất kì doanh nghiệp . Ngày nay, không chỉ các công ty lớn mới có thể điều hành các hoạt động marketing mà cả những doanh nghiệp nhỏ cũng có thể chạy các chiến dịch quảng cáo thành công trên các đền tảng đa phương tiện. Big Data đã tiếp sức cho Digital Marketing p[hát triển mạnh mẽ và trở thành một phần thiết yếu của các doanh nghiệp.
Digital Marketing ứng dụng Big Data:
Big Data được ứng dụng rất hiệu quả trong phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và đánh giá các mục tiêu kinh doanh. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định rõ hơn và xem đâu là cơ hội khả thi để tiến hành các kế hoạch kinh doanh tiếp theo.
Xác định người dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội và nhắm mục tiêu cho họ dựa trên nhân giới tính, nhân khẩu học, tuổi tác và sở thích.
Tạo trường báo cáo sau mỗi chiến dịch quảng cáo bao gồm hiệu suất, sự góp mặt của khán giả và những gì thực hiện được để tạo kết quả tốt hơn.
Tập trung vào các chủ đề được nhiều người tìm kiếm và tư vấn cho các chủ doanh nghiệp thực hiện chúng trên chiến lược nội dung để xếp hạng trang web doanh nghiệp ở thứ tự cao hơn trên Google (SEO).
Tạo được đối tượng tương tự bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu của đối tượng hiện có để nhắm mục tiêu các khách hàng tương tự và tạo lợi nhuận.
Trong thời đại công nghệ ngày nay, dữ liệu lớn (Big Data) chính là chìa khoá giúp các doanh nghiệp mở cánh cửa thành công, bứt phá, tạo ra những kết doanh kinh doanh ấn tượng và nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp.