6 Phương Pháp Lựa Chọn Chỉ Tiêu KPI Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp

Với mục tiêu sử dụng KPI của doanh nghiệp để tăng hiệu suất marketing, hiệu suất bán hàng hoặc bất cứ lợi ích nào khác của doanh nghiệp thì việc lựa chọn một chỉ tiêu KPI đúng đắn là điều mà mọi doanh nghiệp cần quan tâm. Vì chỉ khi doanh nghiệp lựa chọn đúng chỉ tiêu KPI tốt thì việc thay đổi, cải tiến và thực hiện mục tiêu mới phát huy hiệu quả.

Để giúp bạn đưa ra những quyết định lựa chọn chỉ tiêu KPI hiệu quả nhất, Cefacom sẽ chia sẻ các kinh nghiệm lựa chọn KPI phù hợp với doanh nghiệp trong bài viết sau.

Xem thêm: 9 Tiêu Chí Đánh Giá Phần Mềm CRM Tốt Nhất Hiện Nay

1. Xây Dựng KPI Cho Từng Mô Hình Kinh Doanh

Cách lựa chọn hệ thống KPI sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc lĩnh vực mà bạn đang tham gia. Mỗi một mô hình kinh doanh khi vận dụng sẽ có các đặc trưng riêng.

Vì vậy, khi lập KPI theo các mô hình kinh doanh, bạn cần phải đưa ra được những chỉ tiêu phù hợp với thực trạng hiện nay của doanh nghiệp. Đồng thời hiểu rõ hơn mô hình kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

2. Tập Trung Vào Những Chỉ Số Quan Trọng

Thay vì lựa chọn một số lượng lớn các chỉ tiêu cho việc theo dõi và đánh giá thì cách lựa chọn KPI hiệu quả nhất đó là tập trung vào những chỉ số cơ bản và quan trọng. Bởi lẽ nếu bạn thực hiện lựa chọn và theo dõi quá nhiều chỉ tiêu KPI thì chắc chắn bạn sẽ không thể theo dõi được bất kì chỉ tiêu nào một cách đầy đủ và chi tiết.

Tuy nhiên, một câu khác cũng được đưa ra đó là “cụ thể có bao nhiêu chỉ tiêu KPI cần quan tâm?”. Thực tế, mỗi một doanh nghiệp, một tổ chức hay một mô hình kinh doanh riêng lại có cách lựa chọn số lượng KPI khác nhau. Do đó, thật khó mà có thể biết một cách chính xác nhất mỗi doanh nghiệp cần thiết phải có bao nhiêu chỉ tiêu KPI. Mặc dù khó có thể xác định, nhưng bạn có thể thiết lập các mục tiêu ước tính từ 4 đến 10 KPI cho doanh nghiệp.

3. Xác Định Chỉ Số KPI Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp

Xác định đúng các chỉ số KPI có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp là một trong những phương pháp lựa chọn KPI hiệu quả mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm. Cũng chỉ khi xác định đúng các KPI có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bạn mới có thể loại bỏ được những KPI có tác động xấu và lựa chọn được KPI có tác động tốt để tăng năng suất thực hiện công việc hiệu quả.

Xem thêm: Mô Hình SaaS Là Gì? Mô Hình Phần Mềm Dẫn Đầu Xu Hướng Công Nghệ Cho Các Doanh Nghiệp

4. KPI Cần Phù Hợp Với Mục Tiêu Kinh Doanh

Một trong những cách lựa chọn KPI đúng đắn nhất mà doanh nghiệp cần biết đó là KPI phải phù hợp với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trước khi tiến hành lựa chọn người quản lý KPI, bạn cần xác định rõ và cụ thể nhất mục tiêu kinh doanh mình cần hướng tới.

Chẳng hạn như KPI có liên quan với các kế hoạch tăng doanh số của công ty, bạn có thể nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng hoặc cải thiện nguồn vốn đầu tư vào những hoạt động marketing của mình. Các mục tiêu thương mại mà doanh nghiệp bạn nên thực hiện đó là:

  • Tăng doanh số 10% trong quý tới: Những KPI nên áp dụng đó là tỷ lệ chuyển đổi, doanh số hàng ngày và lưu lượng người truy cập website.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi 2% trong năm tới: Các KPI bao gồm tỷ lệ bỏ giỏ hàng hoá, xu hướng giá, tỷ lệ chuyển đổi và xu hướng tỷ lệ vận chuyển liên quan.
  • Tăng lưu lượng truy cập website 20% trong năm tới: Các KPI bao gồm tổng lưu lượng truy cập, lưu lượng truy cập website, chia sẻ xã hội, tỷ lệ giảm giá và tỷ lệ chuyển đổi,…

5. Đưa Ra Những Chỉ Tiêu KPI Căn Cứ Theo Sự Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp

Tuỳ thuộc vào các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, bạn sẽ có những cách lựa chọn KPI mục tiêu khác nhau. Trong giai đoạn đầu, nhiều doanh nghiệp thường hay chú trọng đến những chỉ tiêu KPI để giúp xác định được sự thành công của mô hình kinh doanh.

Các chỉ tiêu đó bao gồm sự nhận biết thương hiệu của khách hàng, hệ thống phản hồi chất lượng, hoạt động chăm sóc khách hàng tận tâm,… Còn đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, họ sẽ chú trọng nhiều hơn tới các chỉ số để đem đến giá trị lợi ích cao nhất như tỷ lệ khách hàng quay lại thành công hay giá trị trọn đời của khách hàng,…

6. Nghiên Cứu Chỉ Số KPI Trong Quá Khứ Và Dự đoán

Trong khi các chỉ số KPI quá khứ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá những gì đã làm như số lượng cuộc gọi chăm sóc khách hàng được thực hiện, hay số lượng bán hàng tháng trước,… thì các chỉ số KPI dự đoán sẽ giúp đo lường từng công đoạn, đầu vào và phỏng đoán các mục tiêu đạt được trong tương lai. Do đó, cách lựa chọn KPI tối ưu bạn có thể sử dụng chính là tham khảo chỉ số KPI của quá khứ và dự đoán.

Xem thêm: Phần Mềm ERP Là Gì? Lợi Ích Và Cách Thức Triển Khai ERP Hiệu Quả

Kết

Việc lựa chọn KPI phù hợp với doanh nghiệp sẽ là điều quan trọng giúp bạn có thể cải thiện năng suất và đạt mục tiêu đúng theo kế hoạch dự kiến ban đầu của mình. Với những cách lựa chọn KPI mà Cefacom hướng dẫn, chắc chắn bạn đã lựa chọn được cho mình một cách chọn KPI phù hợp nhất, thoát ra khỏi những con số khô khan và đảm bảo được hiệu quả công việc kinh doanh của mình.