ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DOANH NGHIỆP MUỐN TRIỂN KHAI E-LEARNING

Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc học tập hay đào tạo qua Internet – hay còn gọi là E-learning đã không còn quá xa lạ mà trở nên phổ biến hơn với các doanh nghiệp, tổ chức và trường học. Vậy E-learning là gì? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp đào tạo mới mẻ và sáng tạo này nhé.

E-learning là gì?

E-learning là phương pháp học trực tuyến, sử dụng kết nối mạng Internet để phục vụ học tập, tham khảo tài liệu, tương tác giữa học viên và giảng viên mà không cần phải gặp mặt để trao đổi trực tiếp. Sâu hơn nữa thì hệ thống E-learning còn được hiểu như một môi trường học tập khác truyền thống với sự hỗ trợ của công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Ở đây, người học có thể tương tác với nhau ngay trên hệ thống đào tạo trực tuyến.

Ưu điểm của E-learning

Đối với nhà trường, tổ chức và doanh nghiệp:

  • Linh hoạt mở lớp
    E-learning giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu không tưởng, phải kể đến việc mở các lớp học không hạn chế số lượng và không phụ thuộc vào lịch trình của giảng viên hay các phòng ban. Quy trình mở lớp học được tối ưu và triển khai nhanh chóng hơn rất nhiều.
  • Tiết kiệm chi phí
    Sẽ tiết kiệm được những khoản chi rất lớn cho không gian học, in ấn giáo trình. Thay vào đó, các đơn vị giáo dục sẽ chỉ cần bỏ ra một khoản tiền cho việc sản xuất bài giảng hầu như chỉ một lần, và có thể tái sử dụng hệ thống này cho những lần sau.
  • Chuẩn hóa tri thức
    Các bài giảng E-learning mang tính chuyên nghiệp cao, thông qua nhiều khâu kiểm duyệt kĩ lưỡng. Tri thức doanh nghiệp được xây dựng một cách nhất quán, không phụ thuộc vào trình độ, cảm xúc của giảng viên.
  • Tăng uy tín thương hiệu
    Khi khoác lên mình một chiếc áo mới mang đầy màu sắc hiện đại E-learning, doanh nghiệp
    có cơ hội hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu của học viên rộng khắp. Cùng với việc thỏa mãn
    nhu cầu kiến thức và kỹ năng cho người học, các hệ thống đánh giá, giám sát, chăm sóc
    học viên tự động và hoàn chỉnh sẽ giúp nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp
    trong mắt của học viên cũng như các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tăng doanh thu
    Sau tất cả, E-learning là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu cuối cùng: tăng doanh thu. Nhờ khả năng đào tạo đột phá, nhân viên, đối tác và khách hàng có thể hiểu được thông điệp của doanh nghiệp, nắm bắt sản phẩm tốt hơn, hiểu thị trường hơn và từ đó kích thích hiệu suất làm việc, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

Đối với người học:

  • Học tập chủ động, không rào cản
    E-learning dường như đã xóa bỏ mọi rào cản trong việc học tập. Chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, học viên có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không cần phải trực tiếp di chuyển đến một địa điểm nào đó. Thậm chí, họ có thể chủ động lên một lộ trình học phù hợp với khả năng cá nhân.
  • Nội dung hấp dẫn
    Trước khi đi vào quá trình triển khai, hệ thống bài giảng E-learning đều được nghiên cứu kĩ lưỡng và tỉ mỉ để đáp ứng từng nhu cầu nhỏ nhất của người học. Các yếu tố tương tác nhiều cấp độ như video hai chiều, trò chơi hóa, quiz,… cũng được thêm vào bài giảng để nội dung hấp dẫn, đa dạng, thu hút người học hơn.

Ngoài ra, khi triển khai mô hình E-learning, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh các tính năng, thêm các bài giảng mới khi cần và có thể đào tạo lại cho nhân viên mới mà không tốn chi phí thuê địa điểm, giảng viên, tài liệu in ấn như phương pháp truyền thống. Và để triển khai được một cách hiệu quả nhất thì không thể bỏ qua Cẩm nang Triển khai E-learning thành công cho doanh nghiệp, tổ chức.

Nhược điểm của E-learning

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên, hệ thống E-learning cũng có một số những hạn chế nhất định.

  • Giảm cơ hội học tập, giao tiếp với bạn bè và giảm nhiệt huyết của giảng viên
    E-learning mắc phải nhược điểm “chí mạng”: Hạn chế tương tác giữa các đồng nghiệp và giảng viên. Nhân viên sẽ ít cơ hội được trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp và giảng viên của mình mà chủ yếu tương tác qua những cú click chuột trên màn hình.
    Ngoài ra, giảng viên cũng sẽ cảm thấy thiếu hứng thú khi chỉ được thực hiện các đoạn video hướng dẫn khô khan mà không nhận được nhiều phản hồi từ phía học viên.
    Cách khắc phục:
    – Khai thác triệt để các công cụ giao tiếp như: boxchat, forum, lớp học ảo realtime,.. và gia tăng các yếu tố tương tác cho bài giảng (gamification, quiz, video học tập,…)
  • Rào cản về công nghệ
    Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tiếp cận với những công cụ, nền tảng mới. Tệ hơn, một số người thường có xu hướng chống lại hay lười thích nghi với sự thay đổi nên chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại khi thao tác với E-learning, vốn là loại hình đào tạo áp dụng công nghệ khá mới mẻ.
    Cách khắc phục:
    Để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người học, doanh nghiệp nên thiết kế bài giảng E-learning theo hướng tối giản, giao diện thân thiện. Bên cạnh đó, xây dựng chatbot và đội ngũ hỗ trợ giải đáp 24/24 cũng được khuyến khích.
  • Động lực tham gia trọn vẹn lớp học thấp
    Bản thân tính linh hoạt của E-learning chính là “con dao hai lưỡi”: một mặt giúp người học tiếp nhận kiến thức mọi lúc mọi nơi, mặt khác lại khiến doanh nghiệp đau đầu với bài toán về tỉ lệ hoàn thành khóa học. Khi việc học không còn bất cứ rào cản nào, người học cũng dễ dàng “luồn lách”, học “đối phó”, trì hoãn để dồn bài giảng sát deadline làm giảm tính hiệu quả của khóa đào tạo.

    Ngoài ra nếu bài giảng không đủ hấp dẫn, nhân viên dễ dàng cảm thấy chán nản và bỏ dở bài giảng.
    Cách khắc phục:
    Để tăng tỉ lệ hoàn thành khóa học, doanh nghiệp cần thêm các ràng buộc cứng cho học viên mỗi khóa ví như giới hạn thời gian mở lớp và thời lượng học; đặt các ràng buộc tham gia hoạt động; đặt ra KPI tham gia E-learning hay cài đặt hệ thống thông báo tự động Notification, email nhắc nhở,…

    Bên cạnh các ràng buộc cứng mang tính ép buộc và giúp lớp học trở nên quy củ, bạn có thể thêm các khích lệ mềm về nội dung phù hợp với các chức danh, tạo không khí lớp học (diễn đàn, bài giảng tương tác, lớp học ảo), bảng xếp hạng thi đua giữa các đơn vị phòng ban hay khen thưởng các cá nhân xuất sắc.
  • Nguy cơ bảo mật thông tin
    Hiện nay tỉ lệ thông tin cá nhân bị đánh cắp, lợi dụng để phục vụ cho các hành vi lừa đảo ngày càng nhiều. Khi nhiều người đăng nhập vào hệ thống E-learning cùng một lúc, tin tặc có thể truy cập vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức từ khắp nơi trên thế giới càng tăng dẫn đến nguy cơ bị đánh cắp tài liệu đào tạo nội bộ cũng như data của chính các nhân viên.
    Cách khắc phục:
    Để bảo vệ thông tin, doanh nghiệp nên cài bảo mật 3 lớp: Server – Client – Trong ứng dụng. Đồng thời, công nghệ chữ kí số chống download bài giảng chứa thông tin của doanh nghiệp cũng là giải pháp vô cùng hữu hiệu.

Và để phát huy được những tính năng ưu việt của hệ thống E-learning cũng như giảm thiểu tối đa những hạn chế của phương pháp này, các doanh nghiệp và tổ chức cần tìm hiểu kỹ càng về nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến cho mình. Những đơn vị lớn, chuyên thực hiện và phát triển mô hình E-learning có thể kể đến như Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến OES – một trong số những đơn vị hàng đầu về E-learning cho các doanh nghiệp lớn như Vietcombank, SeaBank, MobiFone,…

OES tự tin với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực E-learning, đã nghiên cứu và phát triển nên cuốn Cẩm nang Triển khai E-learning thành công cho doanh nghiệp, tổ chức để giúp các doanh nghiệp không còn quá bỡ ngỡ với hình thức đào tạo này cũng như có thể triển khai thành công hệ thống E-learning trong chính doanh nghiệp của mình. Cập nhật xu hướng – thay đổi tương lai, doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng đi cùng OES?

uu-nhuoc-diem-khi-doanh-nghiep-muon-trien-khai-e-learning