Ứng Dụng Mô Hình Agile Vào Đào Tạo Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Liên tục đổi mới và áp dụng những công nghệ tiên tiến là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, có tới 61% doanh nghiệp ở Việt Nam trải qua ba lần thay đổi lớn trở lên mỗi năm. Trạng thái thay đổi liên tục như này đòi hỏi nhân viên phải có sự thích nghi nhanh chóng. Nhân viên phải sở hữu những phẩm chất đủ tốt để bắt kịp những thay đổi này và thực hiện chúng với tốc độ nhanh hơn. Tất cả những điều này đòi hỏi sự nhanh nhẹn không chỉ từ phía cá nhân mà còn từ cả tổ chức, và đó là lúc mô hình Agile ra đời.  

Xem thêm: Xu hướng chủ đạo trong đào tạo nhân sự 2022

Mô Hình Agile Là Gì?

Nguồn gốc: Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt với mục đích đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh nhất có thể. Nhưng khi tốc độ kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, các chức năng kinh doanh khác dần áp dụng kỹ thuật nhanh nhẹn Agility để giúp họ nhanh chóng thích ứng với những thay đổi từ phía thị trường. Các nhà lãnh đạo của L&D nhận xét quá trình phát triển kinh nghiệm học tập trong thời đại ngày nay đã được hưởng lợi rất nhiều từ phương pháp Agile. Kết quả là, đào tạo theo mô hình Agile đã ra đời.

Đào tạo theo mô hình Agile tập trung vào ba yếu tố cốt lõi: tính linh hoạt, tốc độ và sự hợp tác.

Theo nghĩa hẹp hơn, mô hình này cho phép học viên học tập dựa trên phương tiện truyền thông, định hướng năng lực trong quá trình làm việc ở các công ty. Ngoài ra, thuật ngữ này còn mang một số nghĩa khác và thường được sử dụng trong e-Learning và môi trường trực tuyến.

Xem thêm: Agile là gì? Tại sao đào tạo Agile quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp?

Xây Dựng Văn Hóa Học Tập Agile Trong Doanh Nghiệp

1. Tạo Tầm Nhìn

Khi xây dựng nên bất cứ nền văn hóa học tập nào, những nhà lãnh đạo cần phải có trách nhiệm xuyên suốt quá trình phát triển và phải sở hữu một tầm nhìn chiến lược và sáng suốt. Dựa theo một cuộc khảo sát của A Human Capital Institute vào năm 2015, có tới 74% các công ty muốn tạo ra một nền văn hóa học tập mơ ước. Những người thành công trong công việc đó đã biết cách kết hợp học tập, phát triển, thử thách, dám mạo hiểm chấp nhận rủi ro của nền văn hóa mà họ hình dung. 

Tầm nhìn và những phẩm chất này cần được kết hợp vào văn hóa của công ty, từ cách giao tiếp đến tương tác giữa cá nhân với tổ chức bên ngoài. Mô hình Agile Learning cần phải có một vị trí chính thức trong tất cả các lĩnh vực của tổ chức cũng như ở tất cả các cấp.

2. Hỗ Trợ Học Tập Đồng Đẳng

Thông thường, học tập đồng đăng chỉ diễn ra giữa các chuyên gia đồng cấp mà không diễn ra thông qua các giảng viên tại một viện. Nếu bạn sở hữu một đội nhóm có những nhân viên với kỹ năng chuyên biệt, bạn có thể yêu cầu họ training cho các nhóm nhân viên khác. Bạn cũng có thể sử dụng video và các công nghệ nâng cao khác để học hỏi từ các đồng nghiệp đến từ các công ty trong nước hoặc nước ngoài.

Những thực hành giúp cho việc học tập trở nên thực tế và linh hoạt hơn, cho phép học viên tìm kiếm những người đào tạo ngay trong nội bộ thay vì phải dựa vào những người bên ngoài. Nó cũng khuyến khích sự phát triển của văn hóa học hỏi vì công ty cho thấy họ coi trọng những người có kỹ năng và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cho người khác.

Xem thêm: Xu hướng đào tạo nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp 2022

3. Tạo Không Gian Cho Các Nhóm

Nhiều công ty nhận thấy sự hiệu quả khi các thành viên trong nội bộ cùng học tập với nhau. Xây dựng những dự án nhóm với các nhiệm vụ nhất định sẽ giúp các thành viên có cơ hội cộng tác, phát triển những kỹ năng mới và học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó, họ cũng hình thành mối quan hệ đồng nghiệp bền chặt hơn sau những lần hợp tác cùng nhau như vậy. Học nhóm lúc này có thể chuyển thành học tập đồng đẳng khi các thành viên trở nên thoải mái và gần gũi với nhau hơn.

4. Học Liên Tục

Nhiều nhân viên, đặc biệt là thế hệ Milennials và thế hệ Z, cảm thấy rằng việc học là một quá trình diễn ra liên tục và suốt đời. Theo một báo cáo gần đây, có hơn 35 triệu lao động đã và đang tham gia vào các MOOC như Coursera và edX mỗi năm. 

Chính vì thế, doanh nghiệp nên kết hợp phong cách học tập của mô hình Agile với các yếu tố giống MOOC vào các chương trình đào tạo riêng của họ để tăng cường sự thu hút liên tục đối với nhóm nhân viên trẻ. 

5. Thu Hẹp Thời Lượng Nội Dung Học Tập

Cho dù làm việc online hay trực tiếp tại văn phòng, nhân viên thường có rất nhiều câu hỏi cần giải đáp tại một thời điểm nhất định. Họ cần câu trả lời cho một vấn đề vào ngay lúc đó. Nếu không có đồng nghiệp bên cạnh để giải đáp, họ buộc phải tìm câu trả lời ở một nơi khác, và đối với nhiều người, đó có thể là với video hoặc văn bản trực tuyến.

Một yếu tố khác đó là mọi người cần thông tin nhanh chóng và dễ dàng áp dụng vào thực tế trong một khoảng thời gian ngắn. Vì thế, nội dung học tập cần ngắn gọn và súc tích nhất có thể. Microlearning là một cách thức tuyệt vời để hiện thức hóa điều này vì nó là một phần thông tin được gói gọn trong 5-10 phút. Nhân viên hoàn toàn có thể tìm thấy câu trả lời và hoàn thành nhiệm vụ trong vòng 15 phút. Sau quãng thời gian này, chắc chắn họ sẽ học thêm được một kiến thức mới.

Xem thêm: Giải pháp E-learning cho doanh nghiệp: Microlearning là gì?

6. Phát Triển Các Kỹ Năng Mới

Học tập theo yêu cầu cho phép nhân viên nhanh chóng đạt được các kỹ năng mong muốn ngay khi họ có nhu cầu. Họ sẽ không cần thiết phải đợi cho đến ngày hôm sau hoặc hàng giờ đồng hồ chỉ để tìm thấy thông tin họ cần để giải quyết vấn đề. Sử dụng công nghệ và hệ thống quản lý học tập LMS có thể giúp nhân viên dễ dàng tìm đến những thông tin họ cần.

7. Cá Nhân Hóa Môi Trường Học Tập

Nhân viên sẽ dễ dàng mất đi cảm hứng học tập nếu họ buộc phải học một thứ gì đó mà họ đã biết trước đó hoặc không có hứng thú. Bằng việc cá nhân hóa môi trường học tập, nhân viên có thể nhận được chính xác loại hình học tập phù hợp với bản thân. Thông thường, hệ thống quản lý học tập LMS sẽ là công cụ tuyệt vời để truyền đạt thông tin và xây dựng một môi trường học tập lý tưởng cho nhân viên.

8. Học Ở Mọi Nơi

Làn sóng lớn tiếp theo trong học tập là di động. Khi một công ty làm cho nền tảng học tập của họ di động, họ sẽ gửi một thông điệp đến nhân viên của họ rằng việc học có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. 

Thay vì chỉ học được duy nhất trên máy tính, giờ đây nhân viên có thể học tập trên chính thiết bị di động của mình, ở mọi lúc mọi nơi. Hầu hết các nhân viên mong muốn được học trên thiết bị di động thay vì tính tiện lợi và nhanh chóng của nó. Vì thế, điều quan trọng nhất bây giờ là những nhà phát triển cần tối ưu hóa những trang web của mình thân thiện với thiết bị di động để mang đến trải nghiệm học tập tốt nhất cho người dùng.

9. Thư Giãn Khi Học

Cách học hiệu quả nhất đôi khi không đến từ những giờ học cụ thể, mà là bên ngoài khoảng thời gian những gì chúng ta nghĩ là học. Hầu hết việc học là không chính thức. Nó diễn ra mọi lúc, mọi nơi, từ việc đơn giản như quan sát mọi thứ xung quanh đến giao tiếp với mọi người về các chủ đề khác nhau. Khi các công ty nắm bắt được bản chất của việc học không chính thức và biến điều này thành một phần của văn hóa doanh nghiệp, họ có thể tạo ra một nền văn hóa học tập tuyệt vời theo mô hình Agile Learning.

Kết

Khi các doanh nghiệp phát triển không ngừng và nhân viên cũng phải thay đổi cách làm việc để theo kịp môi trường thay đổi liên tục này thì khuyến khích sự nhanh nhẹn bằng cách tạo ra một văn hóa học hỏi theo mô hình Agile chắc hẳn sẽ là phương pháp hoàn hảo. 

Hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn chu đáo nhất về triển khai đào tạo theo mô hình Agile!