Tự xây dựng hệ thống E-learning với 11 bước sau

Hệ thống E-learning chính là xương sống của một dự án đào tạo trực tuyến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tự xây dựng hệ thống E-learning một cách bài bản và tuần tự nhất thông qua 11 bước sau.

1. Phân tích hiện trạng

Nếu bạn đang cố gắng thúc đẩy xây dựng hệ thống E-learning ngay lập tức chỉ đơn giản bởi E-learning đã quá phổ biến với doanh nghiệp hiện nay thì đây là một sai lầm vô cùng lớn. Để tạo một nền tảng vững chắc cho dự án E-learning, chúng ta cần bắt đầu với câu hỏi: “ Tại sao học viên lại cần khóa đào tạo này?” và “Bạn mong muốn đạt được điều gì với E-learning?”.

Một bảng khảo sát và phân tích nhu cầu học tập cần được thực hiện để trả lời được 2 câu hỏi trên. Bảng phân tích này có thể dưới dạng phỏng vấn interview, hay tổng hợp từ những data sẵn có của công ty bao gồm thông tin của các khóa đào tạo cũ cùng với mong muốn học tập của nhân viên.

Mẹo: Trước khi chuyển sang những bước tiếp theo, hãy bám sát những câu hỏi sau:

  • Dự án E-learning cho doanh nghiệp bạn sẽ gặp phải những rào cản gì?
  • Bạn mong muốn đạt được gì với E-learning? (Quy đổi mục tiêu này về các con số hay những mục tiêu có thể đo lường được.)
  • Hệ thống E-learning này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được những gì?

2. Hiểu rõ người học

hieu-ro-nguoi-hoc-khi-xay-dung-he-thong-e-learning

Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất nội dung mà không quan tâm đến học viên sẽ khiến cho khóa học quá khó hoặc quá đơn giản, thậm chí là không liên quan đến định hướng công việc của nhân viên. Bằng việc nắm bắt các insight của người học, bạn chắc chắn sẽ xây dựng được một hệ thống E-learning hiệu quả và tạo cảm hứng cho người xem.

->>>> Xây dựng bài giảng E-learning: 15 câu hỏi giúp bạn nắm bắt tâm lý người nghe

3. Sáng tạo nội dung phù hợp với người nghe

Ngay sau khi phân tích được những nhu cầu đào tạo và xác định được người nghe của bạn là ai, đây là lúc mà bạn cần chú ý đến nội dung. “Content is king” – Dù bạn thiết kế giao diện đẹp và thuận tiện đến mấy nhưng nếu nội dung không đem lại giá trị gì thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.

Bạn cần tham khảo những hiện trạng ở phần 1 và tìm những thông tin cụ thể hơn về chúng. Để làm được điều này, chúng ta cần chia nhỏ nội dung theo các phạm trù và hạng mục.

4.Thiết lập mục tiêu cho mỗi khóa học

xay-dung-he-thong-e-learning-theo-muc-tieu-smart

Mục tiêu được ví như một chiếc kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình học tập. Bạn cần thiết lập mục tiêu theo lộ trình, kết quả mong muốn học viên đạt được qua từng bài học, từng chương và mục tiêu cho cuối khóa đào tạo. Bạn có thể chia những nội dung ở phần 3 thành những phần nhỏ Một mục tiêu thông minh và phù hợp phải thỏa mãn những yếu tố sau:

  • S (Specific): cụ thể
  • M (Measurable): đo lường được
  • A (Achievable): có thể đạt được
  • R (Relevant): thực tế
  • T (Time-bound): thời gian hoàn thành

5. Xây dựng cách thiết kế format

Giờ là lúc bạn cần nghĩ đến cách trình bày cho toàn bộ khóa học. Chiến lược này có thể là một quá trình hoặc một phương thức tiếp cận để truyền tải trực quan những thông điệp của doanh nghiệp và nội dung bài giảng đến với học viên. Có rất nhiều cách tiếp cận được áp dụng phổ biến phải kể đến như: storytelling (kể chuyện), phương pháp học khám phá, giải case study,…

6. Storyboard toàn bộ nội dung bài giảng

xay-dung-he-thong-e-learning-storyboard

Storyboard là những khung hình được phác hoạ thành hình vẽ tay hoặc máy, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cách sắp xếp các văn bản, hình ảnh cùng các yếu tố visual khác trên màn hình. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh được việc mất thời gian chỉnh sửa bản thiết kế cuối cùng do các yếu tố trên màn hình không fit với nhau.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu triển khai storyboard hay thiết kế bài giảng, bạn cần đảm bảo rằng mọi thông tin đều đã được kiểm duyệt.

>>>>> Áp dụng storyboard vào quy trình xây dựng giải pháp E-learning

7. Lựa chọn công cụ phù hợp

xay-dung-he-thong-e-learning-lua-chon-cong-cu

Trong quá trình xây dựng hệ thống E-learning, chắc hẳn bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vô vàn công cụ hiện đại. Tùy vào tính chất của từng bài giảng và ngân sách hiện có, bạn cần chọn ra một vài công cụ phù hợp nhất. OES có tổng hợp và so sánh 3 phần mềm E-learning phổ biến nhất (iSpring Suite, Adobe Captivate, Articulate 360), bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Để lựa chọn ra công cụ phù hợp nhất, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau:

  • Trung bình sẽ có khoảng bao nhiêu người có thể kết nối vào hệ thống E-learning cùng một lúc? Tối đa bao nhiêu người?
  • Người học sẽ kết nối vào khóa học E-learning bằng máy tính của công ty hay sử dụng chính thiết bị của mình?
  • Để tham gia khóa học, người học có cần tải về ứng dụng gì không?
  • Doanh nghiệp của bạn có đủ băng thông để duy trì khóa học với quy mô học viên như trên?
  • Bạn đã có kế hoạch để backup thông tin và bảo mật?
  • Làm thế nào để duy trì server?
  • Bạn có định sử dụng thêm hệ thống nào để support học viên không?

8. Thiết kế bài giảng

Một khi bạn đã thành công ở các bước trên, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo – thiết kế bài giảng. Xuyên suốt giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú trọng tới mục tiêu ban đầu để mọi thứ không bị chệch hướng.

Bạn cần xác định rõ phương pháp thiết kế phù hợp với nhóm đối tượng học viên. Một hệ thống E-learning chuyên nghiệp có thể áp dụng nhiều mẫu model phổ biến như: ADDIE/SAM, Gagné’s 9 Principles, ActionMapping,…

9. Thử nghiệm

Để đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống sẽ vận hành theo kế hoạch, bạn cần xây dựng bản thử nghiệm – prototype. Prototype cũng được tiến hành để kiểm tra lại các chức năng của hệ thốngđó cũng là lý do mà một khóa học E-learning có khá nhiều phiên bản trước khi đến tay người học. Ở giai đoạn này, chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra nhiều lỗi phát sinh, hãy bình tĩnh tìm cách khắc phục nhé!                                    

10. Lựa chọn kênh phân phối (nội bộ/ngoại bộ) và tiến hành triển khai

Nếu bạn xây dựng hệ thống E-learning nhằm mục đích đào tạo nội bộ, hãy bỏ qua bước này. Còn nếu bạn dự định kinh doanh và phân phối bài giảng ra bên ngoài thì hãy tiếp tục nào!

Để thu hút được người học, bạn cần tập trung vào những điểm đặc biệt của bài giảng, những giá trị mà khóa học đem lại. Giai đoạn này cần được lên kế hoạch trước, như một phần marketing của khóa học vậy. Slide đầu tiên hãy thiết kế bắt mắt một chút để giữ chân người học bạn nhé!

11. Đo lường hiệu quả

Sau khi phân phối một khóa học bao gồm các bài giảng E-learning, bộ phận nhân sự đào tạo cần thu thập ý kiến, feedback từ nhân viên để chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống của mình đồng thời kiểm tra, đối chiếu với các mục tiêu, KPI mà bạn đã đặt ra ban đầu. Bạn có thể tạo các biểu mẫu để thu thập feedback hoặc phỏng vấn trực tiếp các học viên của mình.

Nếu bạn có thắc mắc gì về quy trình xây dựng hệ thống E-learning hay gặp khó khăn trong quá trình tự triển khai thì hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Tự xây dựng hệ thống E-learning với 11 bước sau (phần 1)