Tổng Quan Về Hệ Thống e-Learning Thời Đại 4.0

Lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 10/1999 trong hội nghị quốc tế về CBT (Computer – Based – Training), một số cụm từ như “online learning” (hình thức học trực tuyến) hay “Virtual learning” ( hình thức học tập ảo) ngày càng phổ biến. Từ đó, con người đã phát triển ra một khái niệm mới khái quát toàn diện nhất về hình thức học tập chuyên nghiệp mới – “e-Learning”. Sự ra đời của hệ thống e-Learning đã đem đến nhiều giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề trong ngành đào tạo nói chung và cả trong nội bộ của tổ chức, vẫn đảm bảo được yếu tố lợi ích cho cả doanh nghiệp và học viên.

Xem thêm: Hệ thống e-Learning là gì?

1. Hệ Thống e-Learning Là Gì?

e-Learning (electronic learning) – phương pháp học trực tuyến thông qua Internet để đáp ứng cho việc học tập, tham khảo các tài liệu liên quan, tương tác và trao đổi giữa học viên, giảng viên mà không cần phải gặp mặt trực tiếp.

Cùng đi sâu hơn vào khái niệm này, hệ thống e-Learning được hiểu như một môi trường học tập bao gồm các công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Tại đây, không những học viên được tương tác với nhau không cần phải gặp mặt trực tiếp mà còn có thể thực hiện trao đổi tương tác với hệ thống đào tạo trực tuyến. Ngoài ra, môi trường này cho phép người dạy và học được tự mình đưa ra lựa chọn về công cụ hỗ trợ học tập phù hợp với mình để đạt được hiệu quả cao nhất. 

2. Đối Với Đào Tạo Doanh Nghiệp, Hệ Thống e-Learning Quan Trọng Như Thế Nào?

2.1. Tiết Kiệm Chi Phí

Đầu tiên, hệ thống e-Learning sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí dành cho công tác đào tạo nhân sự. Theo đó, nếu triển khai theo phương thức truyền thống, doanh nghiệp sẽ cần phải chi ra một khoản để xây dựng hoặc thuê đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn vững chắc, có khả năng truyền đạt tốt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Ngoài ra còn có những khoản phải chi khác như: địa điểm tổ chức, in ấn, các công việc hậu cần cho lớp học,…

Để giải quyết hiệu quả bài toán chi phí trên, việc sử dụng e-Learning chính là giải pháp mà doanh nghiệp cần. Bằng việc xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến, tổ chức có thể tái sử dụng nhiều lần và sử dụng cho nhiều đối tượng đào tạo khác nhau, cắt giảm được chi phí dành cho phương thức truyền thống và tiết kiệm được 50-70% khi áp dụng.

Xem thêm: Những yêu cầu tối thiểu khi triển khai e-Learning cho doanh nghiệp

2.2. Nâng Cao Kết Quả Đào Tạo Đầu Ra

Song hành với sự phát triển ngày một lớn mạnh của công nghệ, chỉ bằng việc áp dụng hình thức trực tuyến, điều mà trước giờ vẫn vấp phải sự nghi ngờ về tính hiệu quả, bộ phận phụ trách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ đầu ra của nhân sự.

tong-quan-ve-he-thong-elearning-thoi-dai-4.0

Với việc sử dụng e-Learning, toàn bộ quá trình học tập của mỗi cá nhân sẽ được ghi lại và đánh giá dựa trên kết quả của những bài kiểm tra khách quan, đồng bộ mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan như cảm quan giảng viên, điều kiện thực hiện,… Từ đó, quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra được những giải pháp thích hợp để phát huy hoặc cải thiện tình hình học tập của học viên. 

2.3. Tính Đồng Bộ Và Bảo Mật Của Chương Trình Đào Tạo Luôn Được Đảm Bảo

Mỗi đơn vị sẽ đều được triển khai và thiết kế hệ thống e-Learning với nội dung đào tạo riêng biệt của mình. Tất cả học viên đều truy cập, nhận được thông tin và kiến thức từ cùng một nguồn, không có sự sai lệch do phạm vi địa lý hay kiến thức của giảng viên. Toàn bộ tài liệu cũng được đồng bộ trên hệ thống và lưu trữ trong kho dữ liệu, học viên có thể truy cập bất cứ lúc nào.

Khi triển khai hệ thống e-Learning cho việc đào tạo nội bộ, các doanh nghiệp nên lựa chọn các hệ thống được thiết kế riêng để đảm bảo được tính bảo mật luôn ở mức cao nhất. Vì vậy, sẽ hạn chế được tối đa khả năng rò rỉ tài liệu bảo mật ra bên ngoài, đây vốn là một lỗ hổng lớn trong các hệ thống “mở”.

Xem thêm: e-Learning – Cách tối ưu hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp

3. Vậy Vai Trò Của Hệ Thống e-Learning Đối Với Học Viên Là Gì?

3.1. Tối Ưu Thời Gian Dành Cho Việc Học

Thông thường, nhân viên đều phải dành phần lớn thời gian của mình cho công việc chính, việc học tập, trau dồi kĩ năng và kiến thức mới được coi như hoạt động bổ trợ, đôi khi chỉ mang tính bắt buộc và hình thức. Bởi vậy, có rất ít người cảm thấy thoải mái khi phải sắp xếp thời gian của mình để tham gia vào những buổi đào tạo offline khi chưa hoàn thành công việc, hơn nữa do lịch trình khác nhau giữa các phòng ban nên việc sắp xếp lịch trình phù hợp rất khó khăn.

Việc sử dụng hệ thống e-Learning sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được những khúc mắc trên, học viên sẽ không cần phải dành quá nhiều thời gian cho việc đào tạo của tổ chức. Chỉ cần 1 thiết bị bất kì có thể kết nối Internet (laptop, máy tính, điện thoại, máy tính bảng,..), học viên sẽ có thể truy cập vào hệ thống bài giảng để học ở bất kỳ nơi nào, bất cứ thời gian nào và không phải phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác. Thêm vào đó, học viên có thể tự do điều chỉnh tốc độ và cách học phù hợp với bản thân.

3.2. Nâng Cao Tính Chủ Động Trong Học Tập

Với e-Learning, học viên được chủ động về mặt thời gian và phương thức học tập. bởi vậy, phương thức này đòi hỏi mỗi học viên phải có tính chủ động cao để không chậm trễ việc đào tạo. Hơn nữa, học viên sẽ được quyền chủ động lựa chọn khoá học phù hợp với mình trong hệ thống bài giảng mà doanh nghiệp đã xây dựng.

Kết

Hiện tại và trong tương lai, đào tạo trực tuyến là xu hướng phổ biến trong ngành đào tạo nói chung và trong nội bộ doanh nghiệp nói riêng. Để việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, e-Learning sẽ là giải pháp thích hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. 

Hãy liên hệ ngay với OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn chu đáo nhất về đào tạo nhân sự trực tuyến và e-Learning!

tong-quan-ve-he-thong-elearning-thoi-dai-4.0