Tiêu Chí Lựa Chọn Đơn Vị Cung Ứng Elearning Phù Hợp?

Elearning là một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi cần đáp ứng nhu cầu về đào tạo. Nó không những đem lại hiệu quả vượt trội không thua kém gì lớp học truyền thống mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian. Dưới đây là những tiêu chí giúp doanh nghiệp lựa chọn được đối tác cung cấp phù hợp với mình.

Lợi ích Elearning có thể đem lại cho doanh nghiệp là gì?

Có nhiều lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng Elearning trong đào tạo:

  • Giải quyết được nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp mà không cần tới giảng viên
  • Học viên có thể điều chỉnh tốc độ học của riêng mình mà không cần phải cố gắng đuổi heo những học viên khác
  • Người quản lý khóa học có thể tham gia hướng dẫn và quản lý nhiều học viên một cách dễ dàng hơn
  • Học viên có quyền truy cập vào bài giảng, kiến thức, tài liệu mọi lúc mọi nơi ngay cả khi khóa học đã kết thúc
  • Các bài giảng sẽ được sử dụng nhiều lần vì được lưu trữ trên cùng một nền tảng
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc thuê địa điểm đào tạo, thuê giảng viên
  • Việc đào tạo học viên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhờ có tính linh hoạt của lớp học ảo
tieu-chi-lua-chon-don-vi-cung-ung-elearning-phu-hop

Làm thế nào để chọn được đơn vị cung cấp phù hợp?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp giải pháp Elearning, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Việc lựa chọn một đơn vị phù hợp là vô cùng khó khăn vì trong thời buổi cạnh tranh, mọi đơn vị đều hứa hẹn họ sẽ làm tốt nhất trong khả năng của mình.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu chí sau đây để lựa chọn được đối tác cung ứng phù hợp:

1. Chuyên môn và kinh nghiệm

Chuyên môn và kinh nghiệm phải là yếu tố được nói đến đầu tiên. Họ có thực sự hiểu về thị trường E-Learning và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp hay không? Trên thực tế, không phải các đơn vị cứ tồn tại trên thị trường lâu năm thì sẽ có kinh nghiệm hơn.

Thay vào đó, doanh nghiệp có thể kiểm định chất lượng bằng cách quan sát chất lượng của các dự án mà bên cung ứng từng thực hiện: Họ đã hoàn thành bao nhiêu dự án, họ có đối tác nào lớn trên thị trường hay không, những dự án đó thành công hay thất bại…

2. Kiểm định chất lượng

Trước khi thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng các sản phẩm do bên cung ứng sản xuất sẽ phù hợp với nhu cầu đào tạo mà doanh nghiệp nên có. Danh sách các câu hỏi có thể đặt ra như sau:

  • Đơn vị cung ứng có nguồn lực phù hợp để xây dựng và duy trì loại hình đào tạo mà doanh nghiệp đang lên kế hoạch hay không?
  • Đội ngũ nhân sự các khâu của họ mạnh đến mức nào?
  • Họ tiến hành bao nhiêu vòng đánh giá?
  • Họ có lên danh sách tiêu chí đánh giá cụ thể hay không hay nó được thực hiện đột xuất?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu xem lại các nội dung đào tạo từ những dự án trước của bên cung ứng để xem chất lượng có thực sự đạt yêu cầu hay không.

3. Sản phẩm demo

Một số công ty sẽ không chia sẻ dữ liệu dự án cũ vì lý do bảo mật với khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu các sản phẩm demo mà bên cung ứng từng thực hiện.

4. Quy mô của đơn vị cung ứng

Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét, đặc biệt nếu doanh nghiệp có ý định xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài. Khi đó, bên cung ứng cần phải chắc chắn rằng đội ngũ của họ sẽ không bị biến động quá thường xuyên, nếu không chất lượng và thời hạn hoàn thành dự án sẽ không thể được đảm bảo.

5. Quy trình quản lý dự án

Năng lực của bên cung ứng còn được thể hiện trong quy trình quản lý dự án, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách suôn sẻ. Doanh nghiệp có thể yêu cầu bên cung ứng chia sẻ các giai đoạn sản xuất dự án, khả năng giao tiếp, tần suất giao tiếp, tần suất đánh giá và các kênh giao tiếp họ sử dụng. Ngoài ra, hãy quan sát cách họ xử lý các trường hợp phát sinh diễn ra trong quá trình sản xuất.

6. Tính sẵn có của nội dung đào tạo

Mỗi nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp đều có một nhu cầu riêng biệt, làm thế nào để có thể đáp ứng hết tất cả các nhu cầu đào tạo đó? Đây là lý do tại sao doanh nghiệp cần đảm bảo rằng đơn vị cung ứng luôn có sẵn các khóa đào tạo với đa dạng chủ đề để phù hợp với nhu cầu học tập từ nhân viên.

7. Định giá minh bạch

Số tiền chi cho đào tạo phải hợp lý và được chấp thuận bởi cả hai bên. Vì vậy, trước khi thuê một nhà cung ứng, hãy đảm bảo rằng tất cả các khoản chi phí đều được minh bạch trên hợp đồng và không có khoản phí ẩn nào sẽ phát sinh giữa chừng trong quá trình sản xuất.

8. Sự tin cậy

Nghe điều này có vẻ hơi khó hiểu, nhưng nhìn chung doanh nghiệp cần thận trọng khi quyết định hợp tác với đơn vị cung ứng. Họ có sử dụng các phần mềm chính thống và được cấp phép hay không? Bản quyền về hình ảnh và nguồn nội dung thì sao? Họ có biện pháp gì để đảm bảo rằng tài sản trí tuệ đó sẽ không bị ăn cắp? Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không muốn vướng phải bất cứ vấn đề pháp lý nào như trên?

Kết

Trên đây là những tiêu chí mà các đơn vị cung cấp dịch Elearning cần phải đáp ứng. Điểm mấu chốt trong việc hợp tác là cả hai bên đều phải hưởng lợi ích từ dịch vụ. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp nên dành thời gian để tìm kiếm và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp Elearning phù hợp ngay từ đầu. Điều quan trọng là kết quả trả lại của đơn vị cung cấp Elearning cần xứng đáng với số tiền mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

Hãy liên hệ ngay với OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng nhất về E-Learning ngay hôm nay!