Tăng Cường Tính Tương Tác Của Bài Giảng e-Learning Trong Đào Tạo Trực Tuyến Doanh Nghiệp 

Cốt lõi của hình thức đào tạo trực tuyến vẫn là sự tương tác hai chiều giữa người học và nội dung khóa đào tạo. Đây cũng là điều làm cho bài giảng e-Learning vượt trội hơn nhiều so với phương pháp giáo dục truyền thống khác. Nhờ đặc tính vô cùng độc đáo này, bài giảng e-Learning được nhiều công ty, doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn để phục vụ cho việc đào tạo nhân sự. Để phát huy và khai thác tối đa lợi thế “tính tương tác của bài giảng e-Learning”, hãy cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. 4 Định Dạng Ảnh Hưởng Đến Tính Tương Tác Trong Bài Giảng e-Learning

1.1. Quiz

Quiz là tập hợp các câu đố tương tác, là những câu không có đáp án mà chúng ta hay thấy trong các bài thi về trả lời đúng sai, sắp xếp thứ tự, điền vào ô trống, câu hỏi mở… Định dạng này dễ dàng sử dụng, không tốn quá nhiều công sức và tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có thể xây dựng bài toán tương tác với các phần mềm e-Learning như iSpring Suite, Adobe Captivate, Articulate 360,…

Xem thêm: Giải pháp e-Learning – Làm thế nào để xây dựng bộ câu hỏi quiz thu hút người học?

1.2. Gamification

Gamification là việc áp dụng những nguyên lý, thành tố của thiết kế game ở nhiều lĩnh vực để người học có hứng thú và tương tác nhiều hơn nữa. Áp dụng gamification vào đào tạo trực tuyến mang đến trải nghiệm nhiều hơn cho người học, tạo cảm giác “học mà chơi, chơi mà học” khiến bài giảng e-Learning trở nên sinh động hơn và học viên cũng sẽ hứng thú hơn với nội dung bài giảng. Các hình thức gamification phổ biến phải kể đến như bảng xếp hạng thành tích, những câu hỏi dưới dạng nhiệm vụ thử thách, cách tính điểm, phần thưởng,…

Xem thêm: 5 bước thiết kế bài giảng e-Learning bằng gamification

1.3. Video Tương Tác

Video tương tác là video kỹ thuật số có thể tương tác với người xem bằng mắt, giọng nói, chạm, và click chuột. Người xem không còn bị thụ động trước màn hình mà họ có thể tiếp cận với những nội dung video theo ý thích của mình, giống như đang tham gia vào trò chơi, ngay khi làm theo yêu cầu hay theo các chỉ dẫn có sẵn.

Video tương tác thường được kết hợp với các tình huống có vấn đề hoặc các case study chứa đựng nhiều mâu thuẫn cần có cách xử lý. Người học sẽ tương tác với video và có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để tìm được cách xử lý tối ưu cho vấn đề.

Xem thêm: 6 định dạng số hóa bài giảng e-Learning hiệu quả

1.4. Các Yếu Tố Khác

Bên cạnh các yếu tố được thiết kế nhằm tăng tương tác cho bài giảng e-Learning ở cấp độ đơn giản, các nhà phát triển và doanh nghiệp có thể cài sẵn trên nền tảng những nút điều hướng lấy từ thanh công cụ có sẵn như: bắt đầu, tiếp theo, tạm dừng, tua ngược, tăng nhanh tốc độ,.. để nâng cao mục đích kết nối với người dùng. Không chỉ sử dụng các định dạng có mức độ tương tác cao, cần tối ưu thao tác sử dụng của người học trên nền tảng bằng các công cụ có sẵn và tích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

2. Cách Thức Gia Tăng Tính Tương Tác Đối Với Bài Giảng e-Learning

2.1. Làm Cho Quá Trình Học Tập, Giảng Dạy Thú Vị Và Hiệu Quả

Cá nhân, doanh nghiệp có thể nhanh chóng làm cho khoá đào tạo, bài giảng e-Learning của mình trở thành một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn với những hoạt động kéo và thả. Một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này là thiết kế nền tảng tối ưu hoá hoạt động của chương trình giảng dạy vui vẻ và hiệu quả.

Ví dụ: nếu một nhân viên bộ phận CSKH đang tìm cách trì hoãn việc nhận được sản phẩm, nhà phát triển có thể thiết kế bộ câu hỏi kết hợp hình ảnh và âm nhạc, tạo cảm hứng vừa học vừa chơi theo mô típ “Learn to Earn”. Từ đó, giúp quá trình học trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

2.2. Kiểm Tra Khả Năng Tiếp Thu Bài Học Bằng Việc Xâu Chuỗi Lại Sự Kiện

Nhờ việc sử dụng game trong bài giảng e-Learning, cá nhân, tổ chức có thể tạo ra bài thi thú vị và vui nhộn đồng thời vẫn đánh giá kiến thức của người học một cách chính xác. Doanh nghiệp có thể đưa ra phản ứng ngắn gọn mang tính chất giáo dục khi nhận được câu trả lời sai để học viên của bạn có thể nhanh chóng học hỏi từ các sai lầm của họ.

Một lợi ích khác của lồng ghép định dạng quiz hay game vào bài giảng e-Learning là nó giúp kích thích nhu cầu học hỏi và sáng tạo cho sinh viên. Những người học đã làm tốt hơn với các bài tập dựa trên bài giảng e-Learning kết hợp game, sẽ vừa củng cố kiến thức vừa cải thiện khả năng tư duy của họ.

2.3. Sử Dụng Tương Tác Kéo – Thả Để Nâng Cao Hiệu Suất Của Các Bài Tập Và Thực Hành

Cá nhân, doanh nghiệp có thể biến bất cứ kịch bản hay mô phỏng nào trở thành trải nghiệm e-Learning sống động và hiệu quả bằng cách sử dụng những tương tác kéo – thả vào bài giảng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang cung cấp một khoá học online dành cho nhân viên bán hàng, các nhà phát triển cần trình bày với họ một nghiên cứu điển hình hoặc hồ sơ khách hàng, từ đó đề nghị họ kéo và thả những sản phẩm mà họ nghĩ rằng khách hàng tiềm năng sẽ mua theo đúng ký tự. Điều này cho phép các CTV xem xét những kỳ vọng của khách hàng và kiểm soát được quy trình mà không có bất cứ vấn đề nào khác.

3. Bài Giảng Trực Tuyến Cải Thiện Đào Tạo Nhân Sự Như Thế Nào?

3.1. Bài Giảng e-Learning Giúp Dễ Dàng Kết Nối Trên Phạm Vi Toàn Cầu

Với tầm nhìn doanh nghiệp luôn là đổi mới và mở rộng quy mô, việc phát triển một nền tảng để đáp ứng yêu cầu, nội dung, phương pháp giảng dạy trên phạm vi rộng lớn là điều cần thiết phải được xây dựng. Bài giảng e-Learning có thể giúp các tổ chức, công ty và nhân sự thực hiện hoạt động tư vấn kinh doanh một cách nhanh chóng tại bất kỳ thời gian hoặc địa điểm ế nào. Đồng nhất quy trình đào tạo bằng cách thực hiện onboard, training chung trên nền tảng và ứng dụng số hoá chuyển đổi tài liệu dưới dạng trực tuyến đến nhân viên. Bài giảng e-Learning cũng cho phép nhân viên được học một cách tự do, sáng tạo và cá nhân hoá hành trình của mình.

Xem thêm: Hé lộ 7 nguyên tắc lắng nghe hiệu quả khi làm việc nhóm

3.2. Các Khóa Đào Tạo Trực Tuyến Ngắn Hơn Và Dễ Dàng Thực Hiện Hơn

Trong thời gian tham dự khoá đào tạo, mỗi ngày nhân viên của bạn sẽ phải thực hiện ít nhất một phần của khóa học. Nếu bài giảng trực tuyến đủ ngắn gọn, tiết kiệm thời gian và cô đọng kiến thức, nhân viên sẽ có động lực để cố gắng đạt mục tiêu học tập hàng ngày. Mỗi phiên học tập chỉ kéo dài 20 – 30 phút sẽ hiệu quả hơn các bài giảng từ 2 – 3 tiếng.

3.3. Bài Giảng e-Learning Sẽ Giúp Bạn Ghi Nhớ Kiến Thức Nhanh Hơn

Bên cạnh việc giúp bạn học tập hiệu quả hơn, dạng bài giảng này sẽ giúp nhân viên của bạn nắm vững những kiến thức mà khoá đào tạo cung cấp. Kết quả là, mô hình này giúp cải thiện các kỹ năng và chuyên môn của nhân viên, đồng thời gia tăng năng suất tại nơi làm việc.

Kết

Bài giảng e-Learning mang lại tính linh động, cho phép tuỳ chọn độ dài tối đa của bài giảng. Không chỉ vậy, khi nhân viên làm việc tại nhà, nhà quản lý có thể dễ dàng kiểm soát tiến độ học tập của nhân viên khi tham dự những lớp học online. Để biết rõ thêm về phương pháp và cách thức tổ chức bài giảng e-Learning hiệu quả nhất, liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam sẽ nhận được tư vấn ngay!