Chức Năng Của Số Hóa Bài Giảng e-Learning Đối Với Doanh Nghiệp

Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai e-Learning chính là việc số hóa bài giảng, tức là chuyển bài giảng từ dạng truyền thống sang dạng kỹ thuật số để phù hợp với hình thức đào tạo trực tuyến. Song nhiều người vẫn chưa có cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về khái niệm này cũng như chức năng của nó. Ở bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu số hóa bài giảng e-Learning là gì cũng như chức năng số hóa bài giảng khi doanh nghiệp muốn triển khai e-Learning.

Số Hóa Bài Giảng e-Learning Là Gì?

Để có cái nhìn tổng quan nhất về số hóa bài giảng, ta nên xuất phát từ khái niệm chung nhất: số hóa tài liệu. Đây là quá trình chuyển đổi các dữ liệu từ dạng truyền thống (giấy, CD…) sang dạng có thể lưu trữ trên máy tính. 

Số hóa bài giảng là một khái niệm nhỏ hơn và được bao hàm bởi số hóa tài liệu, trong đó tài liệu được cụ thể hóa là tài liệu phục vụ cho quá trình đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. 

Số Hóa Bài Giảng e-Learning Đóng Góp Chức Năng Gì Đối Với Đào Tạo Doanh Nghiệp?

Tiết Kiệm Chi Phí Và Có Thể Tái Sử Dụng

Nếu triển khai đào tạo theo phương thức truyền thống với những lớp học trực tiếp, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác nhau để tổ chức và vận hành chúng: lương giảng viên, chi phí địa điểm, in ấn, chi phí di chuyển, hậu cần….. Chưa kể, bất cập lớn nhất của hình thức đào tạo truyền thống là việc không phải lúc nào cũng đủ chỉ tiêu nhân sự để mở lớp. Điều này rất dễ thấy khi tuyển dụng nhân sự ngoài mùa, tức là các nhân sự gia nhập tổ chức theo từng cá nhân, không đảm bảo đủ số lượng tối thiểu để mở lớp đào tạo.  

Với trường hợp trên, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn giữa việc mở lớp đào tạo dưới công suất hoặc bỏ lỡ “thời gian vàng” để đợi gom đủ nhân sự. Ngoài ra, việc mở càng nhiều lớp với nội dung đào tạo tương tự nhau cũng là một lý do khiến chi phí đào tạo ngày một nhiều. 

Để giải quyết các vấn đề trên một cách tối ưu, số hóa nội dung đào tạo thành các bài giảng trực tuyến là một phương án tốt. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chỉ cần trả chi phí một lần duy nhất và có thể tái sử dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng tại các thời điểm khác nhau. 

Cập Nhật Nhanh Chóng Và Chuẩn Hóa Tài Liệu

Một chức năng số hóa bài giảng khác khẳng định tầm quan trọng của phương pháp này là chuẩn hóa và đồng bộ hóa kiến thức. Số hóa bài giảng loại trừ các sai khác về nội dung giảng dạy truyền thống, vốn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan từ phía giảng viên. 

Với các tài liệu đào tạo đã được số hóa, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được tính chuẩn hóa và đồng bộ ở mức cao nhất. Ngoài ra, khi có nhu cầu cập nhật thông tin, kiến thức mới cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn, không có độ trễ giữa các phòng ban, khu vực khác nhau. 

Định Dạng Mới Mẻ Và Nội Dung Hấp Dẫn

Khi chuyển tài liệu sang dạng kỹ thuật số, người làm đào tạo có nhiều lựa chọn về định dạng hơn như slideshow, video quay hình, gamification, motion…. thay vì những tờ giấy, băng đĩa khô khan như lúc trước. Việc chuyển đổi thành các dạng mới sẽ giúp nội dung trở nên mới mẻ và hấp dẫn người học hơn hẳn lúc trước. Mặt khác, điểm mới này còn giúp giải quyết vấn đề tương tác – vốn là một mối lo khi triển khai đào tạo trực tuyến. 

Ngoài những chức năng trên, số hóa bài giảng còn thể hiện sự chuyên nghiệp, hiện đại của doanh nghiệp và bắt kịp xu hướng hội nhập trong kỷ nguyên số 4.0 hiện nay, thể hiện doanh nghiệp có tầm nhìn về chiến lược đào tạo nội bộ.  

Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng về e-Learning và số hóa bài giảng đào tạo!!