Phương Pháp Đào Tạo Nhân Lực Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Đào tạo nhân lực từ lâu vẫn luôn là một nhiệm vụ tối quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về nhân sự như hiện nay. Vậy đâu là phương pháp đào tạo nhân lực hiệu quả? Cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: 3 hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phổ biến nhất

1. Đào Tạo Nhân Lực Là Gì?

Đào tạo nhân lực là những hoạt động đào tạo diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp. Mục đích của những hoạt động này là cải thiện và bồi dưỡng thêm những yếu điểm hay kỹ năng cần thiết cho nhân sự, từ đó giúp họ trang bị tốt hơn những kiến thức chuyên môn cho vị trí công việc hiện tại. Thời gian đào tạo thường không cố định, ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo yêu cầu của mỗi nhân sự và công ty.

Mục tiêu lớn nhất của đào tạo nhân lực không gì khác ngoài cải thiện hiệu suất làm việc của nhân sự, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Những Phương Pháp Đào Tạo Nhân Lực Hiệu Quả

2.1. Phương Pháp Đào Tạo Nhân Lực Trong Công Việc – Đánh Từ Trong Ra

Phương pháp này còn được gọi là đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp. Nhân sự trong doanh nghiệp sẽ nhận được sự hướng dẫn và training trực tiếp từ cấp trên hoặc những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, từ đó họ có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức và bộ kỹ năng mới giúp ích cho vị trí làm việc hiện tại. Phương pháp này bao gồm 4 hình thức sau:

Kèm cặp

Đây là hình thức khi doanh nghiệp chỉ định những nhân viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm kèm cặp những nhân sự mới để bồi dưỡng thêm kiến thức về mặt chuyên môn. Thông thường hình thức này sẽ phổ biến hơn đối với nhóm nhân viên phụ trách mảng kỹ thuật.

Chỉ dẫn công việc

Hình thức này thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn nhân viên có điều kiện để hòa nhập nhanh chóng với văn hóa doanh nghiệp và bắt kịp nhịp độ làm việc ở môi trường mới. Hoạt động đào tạo này thường được chia ra làm nhiều buổi đào tạo chung hoặc những buổi đào tạo nhỏ lẻ tùy theo từng bộ phận khác nhau.

Luân chuyển vị trí

Luân chuyển vị trí giúp tạo điều kiện cho nhân sự trải nghiệm và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm tại nhiều bộ phận và vị trí khác nhau, từ đó có thêm cái nhìn cụ thể hơn về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này chỉ nên áp dụng với những vị trí hay phòng ban có chức năng tương tự hoặc gần giống nhau. Bởi lẽ nếu luân chuyển nhân sự giữa hai vị trí công việc có sự khác biệt quá lớn, hiệu quả không những thấp hơn kì vọng mà lại còn gây lãng phí thời gian và nguồn lực cho chính doanh nghiệp và phòng ban đó.

Quản trị viên tập sự

Hình thức quản trị viên tập sự chủ yếu dành cho những nhân sự hay đối tượng mong muốn hướng tới vị trí quản lý trong tương lai, giúp họ có một tầm nhìn chung và toàn cảnh về nhiệm vụ của mình sau này.

Đánh giá về ưu điểm, phương pháp đào tạo trong công việc giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực từ trong nội bộ, tiết kiệm chi phí đào tạo nhân lực. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng hạn chế tình trạng nghỉ việc sau khi tham gia đào tạo của một số nhân viên do đặc thù kiến thức chuyên môn chỉ áp dụng tại chính xác nơi họ nhận đào tạo với những yêu cầu chuyên môn riêng biệt.

Về nhược điểm, phương pháp này sẽ không thể đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong kiến thức khi bị chi phối bởi yếu tố cá nhân như cảm xúc của người hướng dẫn training, kỹ năng sư phạm và tinh thần trong lúc hướng dẫn của họ. Mặt khác, đào tạo trong công việc thường phù hợp với đội ngũ nhân sự có quy mô nhỏ, giới hạn về số lượng người tham gia đào tạo.

phuong-phap-dao-tao-nhan-luc-hieu-qua-cho-doanh-nghiep

2.2. Phương Pháp Đào Tạo Ngoài Công Việc – Đánh Từ Ngoài Vào

Bên cạnh những hoạt động đào tạo trong chuyên môn, doanh nghiệp cũng cần hết sức lưu tâm tới những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng suất làm việc như tinh thần nhân viên, rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng teamwork…

Tổ Chức Các Lớp Đào Tạo Nội Bộ Trong Doanh Nghiệp

Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa hai hình thức đào tạo là trực tiếp (mở lớp truyền thống) hoặc trực tuyến (e-Learning).

Đối với lớp đào tạo truyền thống, doanh nghiệp có thể sử dụng chính những nhân viên cốt cán để hướng dẫn và chia sẻ về kinh nghiệm làm việc và những kiến thức hữu ích theo đặc thù riêng của từng phòng ban. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ sở vật chất, địa điểm làm việc của doanh nghiệp làm nơi đào tạo, từ đó giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần hết sức để ý tới khả năng sư phạm của giảng viên hướng dẫn vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đào tạo.

Đối với lớp đào tạo trực tuyến e-Learning, doanh nghiệp có thể tối ưu rất nhiều những chi phí thuê ngoài và thời gian nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả theo yêu cầu. Cụ thể, thay vì phải tốn rất nhiều chi phí tổ chức những buổi đào tạo có nội dung giống nhau cho nhiều đối tượng, doanh nghiệp sẽ chỉ cần xây dựng hệ thống bài giảng một lần duy nhất và có thể chỉnh sửa và thay đổi nội dung bất cứ lúc nào.

Tất cả nhân sự đều tiếp nhận kiến thức từ một nguồn chính thống và duy nhất, từ đó sẽ đảm bảo được tính bộ về chuyên môn do không có sự ảnh hưởng bởi giảng viên và những yếu tố bên ngoài. Hình thức này cũng giải quyết triệt để tình trạng xung đột lịch trình giữa các phòng ban khi quyền chủ động về thời gian hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân, cho phép họ linh hoạt thời gian học tập nhưng vẫn đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Xem thêm: Đào tạo nội bộ – Từ truyền thống đến hiện đại

Cử Nhân Sự Đi Học Chính Quy

Doanh nghiệp lúc này sẽ lựa chọn ra những gương mặt tiêu biểu nhất của công ty để cử đi học tại các trường đào tạo chính quy, sau đó về truyền đạt lại kiến thức cho nhân sự nội bộ. Thế nhưng như đã phân tích, không phải tất cả các nhân viên cũng sở hữu kỹ năng sư phạm chuẩn mực để đứng lớp giảng dạy. Mặt khác, phương pháp này sẽ ngốn một phần ngân sách không hề nhỏ cho doanh nghiệp, nhưng hiệu quả thì lại không hề được đảm bảo 100%.

phuong-phap-dao-tao-nhan-luc-hieu-qua-cho-doanh-nghiep

Tổ Chức Những Buổi Hội Thảo Để Lắng Nghe Chia Sẻ

Lắng nghe và chia sẻ để cùng tiến lên phát triển chính là xu hướng làm việc hiện tại. Các doanh nghiệp thường tổ chức những buổi hội thảo nội bộ để lắng nghe những chia sẻ của nhân sự hướng tới sự phát triển của toàn bộ tổ chức. Tại đây, kỹ năng phê bình và tự phê bình chính là những yếu tố cốt lõi giúp mọi người nhìn nhận lại vấn đề đang còn tồn đọng và phát huy những điểm mạnh đang có. Đồng thời, nội bộ nhân sự cũng sẽ có thêm cơ hội để tiếp thu những kiến thức mới hỗ trợ tăng cường hiệu quả công việc.

Thế nhưng với phương pháp, doanh nghiệp cần phải thực sự hiểu những gì mình đang sở hữu để khi tiến hành đào tạo nhân lực, sẽ không có quá nhiều phát sinh lớn về chi phí và các hao tổn nguồn lực khác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tích cực truyền thông để nhân viên có thể nhận ra những giá trị và lợi ích họ nhận được thông qua những khóa đòa tạo nội bộ thay vì thái độ cưỡng ép thực hiện. Điều này hoàn toàn có thể gây ra “hiệu ứng ngược” cho nhân viên khiến họ rời bỏ doanh nghiệp sau khóa đào tạo.

Để hạn chế những rủi ro trên, doanh nghiệp nên có những cam kết sau khóa đối với học viên, đặc biệt là các khóa học có chuyên môn cao liên quan tới tài liệu và thông tin mật của công ty.

Xem thêm: Hình thức đào tạo trực tuyến nào là tối ưu cho doanh nghiệp?

Kết

Như đã đề cập ở trên, việc lựa chọn phương pháp đào tạo nguồn nhân lực nào hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ hiểu của mỗi doanh nghiệp. Là một nhà quản lý, bạn nên ưu tiên xác định cụ thể những gì doanh nghiệp cần gì và có gì để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực đào tạo, chảy máu chất xám mà không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu triển tìm hiểu thêm về triển khai số hóa nội dung đào tạo bài giảng e-Learning, hãy liên hệ ngay OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất!