Phương Pháp Agile Tác Động Tích Cực Đến Đào Tạo Như Thế Nào?

Phương Pháp Agile Là Gì?

Đào tạo theo phương pháp Agile là đào tạo liên tục và tăng cường để nhân viên thích nghi tốt hơn với sự thay đổi trong môi trường xã hội và công ty. Nó giúp họ trở nên linh động hơn, dễ dàng hoà nhập xã hội, nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp nhằm thích ứng tốt hơn với các yêu cầu mới.

Xem thêm: Agile là gì? Tại sao đào tạo Agile quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp? 

“Phương pháp Agile về cơ bản là văn hoá giáo dục, con người và sự đổi mới – ba điều chúng ta gặp phải khi đào tạo và quản lý doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại ” – Peha, đồng sáng lập của Teaching That Makes Sense và một chuyên gia giảng dạy với 25 năm kinh nghiệm tại K-12 trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng ứng dụng và khoa học máy tính. “Chúng ta đã nói rất nhiều trong giảng dạy về việc xây dựng nên một nền văn hoá học tập hiệu quả tích cực trong công ty của mình. Nhưng chúng ta không có những cách thức đáng tin để tạo nên điều đó. Nhưng Agile thì có”.

Thái độ này là nguyên nhân đã thúc đẩy nhiều nhà lãnh đạo giáo dục, bao gồm cả Peha, xây dựng Tuyên ngôn Trường học Agile như một bản sửa đổi của Tuyên ngôn Agile mà giáo viên và quản trị viên phải làm theo nhằm có được kết quả giảng dạy cao hơn nữa. Các giá trị của Tuyên ngôn Trường học Agile như sau:

  • Đầu tiên, tương tác có thể được coi là cách tiếp cận tốt nhất trong lớp học. Mặc dù công nghệ phục vụ một mục đích quan trọng không thể bỏ qua, các phương pháp trao đổi theo kiểu cũ vẫn đem đến hiệu quả tối cao khi tạo nên những thay đổi lớn.
  • Tiếp theo, học tập một cách có ý nghĩa là bằng chứng quan trọng về những thay đổi trong Trường học Agile. Mặc dù một phần lớn của phương pháp Agile liên quan đến các chương trình tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên nó không phải là bài kiểm tra về mặt kiến thức mà nó là loại kiểm tra đo lường tư duy. Học có giá trị là kiến thức học có thể được dùng lại trong những hoàn cảnh khó khăn.
  • Giá trị này cũng đề cập tới việc phối hợp của các bên tham gia trong cuộc đàm phán khó khăn. Định kỳ, giáo viên và cán bộ quản lý phản ánh về cách thức làm thế nào mà việc học trở nên tốt lên, sau đó thay đổi hành động của mình cho thích hợp. Các thành viên phụ trách chương trình đào tạo của công ty và bên cung cấp đào tạo làm việc với nhau mỗi ngày nhằm tăng cơ hội học cho tất cả những người tham dự.
  • Cuối cùng, phương pháp Agile khuyến khích sự đổi mới liên tục – ý tưởng về trí tưởng tượng sẽ phát triển theo một cách khác và vì vậy chương trình học phải được điều chỉnh cho phù hợp với trí tưởng tượng của người sáng tạo. Thất bại là một phần bình thường của quy trình. Chúng ta thất bại càng sớm, chúng ta càng tìm nhiều giải pháp và thất bại càng lớn lên, chúng ta sẽ đem đến nhiều kinh nghiệm hơn trong lần lặp kế tiếp. Thay vì nhìn lại toàn bộ vấn đề, phương pháp Agile sẽ xử lý chúng.

Xem thêm: 4 lợi ích của đào tạo tiếp cận năng lực mà doanh nghiệp không thể bỏ qua 

Phương Pháp Agile Tác Động Tích Cực Đến Đào Tạo Như Thế Nào?

Trong những năm gần đây, bản chất cơ bản của công việc đã được thay đổi. Và kỳ vọng về nhân lực cũng thay đổi, mở rộng với những kỹ năng bắt buộc mới để thích nghi tốt hơn với công nghệ mới hoặc cách thức làm việc mới. Người lao động được yêu cầu phải lường trước sự thay đổi đó để nhanh chóng thích nghi.
Trong hoàn cảnh đó, học tập trở thành một giải pháp quan trọng cho thành công trong sự nghiệp. Đào tạo dựa trên phương pháp này chú trọng đến 3 yếu tố chính: Tính linh hoạt, Chất lượng và Sự hiệu quả.
Bởi vậy, phương pháp Agile là một chiến lược win-win đối với tất cả các bên tham gia.

Với Doanh Nghiệp

Đào tạo theo phương pháp Agile giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn với tính năng động của nhân viên. Nhân viên nói riêng và công ty nói chung thích ứng nhanh chóng với các thử thách mới bằng việc xem chúng là cơ hội hơn là khó khăn hoặc rủi ro. Thay vì phải tốn kém chi phí thuê ngoài cho một vài các kỹ năng cụ thể, doanh nghiệp có thể tự xây dựng một đội ngũ chất lượng trong chính nội bộ doanh nghiệp qua quá trình đào tạo Agile để giải quyết những vấn đề đó.
Văn hoá học dựa trên phương pháp Agile cho phép doanh nghiệp điều chỉnh mục tiêu chung của họ với chiến lược của công ty để tăng cường sự kết nối và giữ chân nhân viên.
Thực hiện một nền văn hoá học Agile mạnh mẽ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Bên cạnh đó còn có nhiều lợi ích khi hợp tác với các tổ chức học Agile cho nhân viên giúp họ thích nghi được với những thử thách mới, kết nối với xu hướng xã hội, tự tin hơn và sáng tạo hơn cũng như linh động hơn trong tiếp cận với công nghệ và kỹ năng mới.

Với Học Viên

Nhân viên sẽ nhận được sự giúp đỡ thích hợp để cải thiện các kĩ năng của mình, trở thành những chuyên gia xuất sắc và những người quản lý giỏi hơn. Thông thường, trong một tổ chức hỗ trợ học tốt, nhân viên được khuyến khích chia sẻ những kỹ năng họ đã đạt được để hướng dẫn cho những người xung quanh. Đặt trong bối cảnh này, những cộng đồng có thể được tạo nên và phát triển thông qua việc chia sẻ niềm vui, đam mê và giá trị chung.
Văn hoá học tập theo phương pháp Agile khuyến khích nhân viên dám thử nghiệm và phạm sai lầm hay thậm chí thất bại mà không sợ hãi. Bởi lẽ những lãnh đạo đi theo phương pháp Agile tin rằng, nhân viên của họ khi được làm việc trong môi trường cởi mở và mang tính khích lệ như thế có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ của họ. Ngoài ra, nhân viên có thể tự do đặt câu hỏi, đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, cởi mở tiếp nhận phản hồi, hay thảo luận như một phần của tư duy đổi mới và sáng tạo.

Xem thêm: Phương pháp Agile là gì? Giải pháp đào tạo mới cho doanh nghiệp  

Những Nguyên Tắc Của Chương Trình Đào Tạo Theo Phương Pháp Agile

#1: Ưu tiên cao nhất của chương trình là đáp ứng yêu cầu của học viên trong việc tham gia thường xuyên và liên tục những khoá học có ý nghĩa và đem lại giá trị tích cực.
#2: Chương trình hoan nghênh những yêu cầu thay đổi, những đóng góp hay cải thiện, để tận dụng sự thay đổi và lợi ích của học viên.
#3: Chương trình cung cấp hoạt động học tập có ý nghĩa liên tục, từ vài giờ đến vài tuần hoặc trong khoảng thời gian ngắn hơn.
#4: Các thành viên trong đội đào tạo của doanh nghiệp và bên cung cấp đào tạo làm việc với nhau mỗi ngày nhằm đảm bảo cơ hội học cho tất cả những người tham dự.
#5: Chương trình xây dựng các dự án xung quanh những người có năng lực cung cấp cho học viên cơ hội, sự giúp đỡ mà họ cần và tin cậy khi họ thực hiện công việc.
#6: Học tập có nghĩa là thước đo quan trọng đối với sự thành công của người học.
#7: Sự chú ý thường xuyên đến những tiến bộ trong kỹ thuật và thiết kế cũng sẽ nâng cao khả năng thích nghi.
#8: Sự sáng tạo và kỹ thuật tối ưu hoá khối lượng công việc đã thực hiện cũng là điều cần thiết.
#9: Những ý tưởng và thiết kế hay nhất xuất hiện từ các nhóm có tổ chức.
#10: Định kỳ, hai bên phản ánh về cách trở nên tốt hơn, sau đó điều chỉnh hành vi của mình cho thích hợp.

Xem thêm: Ứng dụng mô hình Agile trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả? 

Tiểu Kết Về Phương Pháp Agile

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, OES đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp Agile cũng như lý do vì sao nó ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp khi triển khai các chương trình đào tạo. 

Tại OES, chúng tôi luôn nỗ lực thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và đảm bảo những giải pháp của chúng tôi phản ánh điều đó. Hãy liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn thêm về đào tạo Agile!