Một hệ thống E-learning thành công cần có những yếu tố nào?

Những hệ thống E-learning thành công luôn được xây dựng dựa trên các đặc điểm chung nhất định. Đó là những gì, và hệ thống LMS bạn đang sử dụng có không? Hãy cùng OES tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Hệ thống E-learning đó có tập trung vào sinh viên không?

dac-diem-he-thong-e-learning-1

Một chương trình học tập và giảng dạy trực tuyến hiệu quả là một chương trình tập trung vào nhu cầu của người học, giúp sinh viên phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Thêm vào đó, khi sinh viên tin vào những giá trị và kiến thức nhà trường mang lại, sự gắn bó với khóa học sẽ ngày càng tăng lên. Từ đó, hiệu quả học tập của sinh viên sẽ đi lên một cách đáng kể

2. Tính ứng dụng của hệ thống có cao không?

Tùy theo đặc điểm của từng ngành học cũng như môi trường học tập mà nhà trường có cách xây dựng hệ thống E-learning phù hợp, tức là những kiến thức đó càng có tính ứng dụng cao càng tốt. Những khóa học mang tính lý thuyết cao sẽ phù hợp hơn trong những ngành học thuật nghiên cứu như y dược.

Mặt khác, trong các lĩnh vực thông thường, học tập trực tuyến cần phải dựa trên mục tiêu nhiệm vụ. Ví dụ, sinh viên Logistics nên được học về cách sử dụng định vị GPS, cách xử lí đơn hàng hơn là tìm hiểu lịch sử của các phương tiện giao hàng. 

3. Nên bao gồm các kĩ năng mềm

dac-diem-he-thong-e-learning-2

Ngoài những kĩ năng chuyên môn về lí thuyết, trang bị cho sinh viên những kĩ năng mềm cũng rất quan trọng trong công việc. Một vài kĩ năng mềm có thể kể đến như kĩ năng giải quyết xung đột, kĩ năng giải tỏa stress, kĩ năng làm việc nhóm,… Sinh viên có thể hòa hợp với các bạn học hơn, đạt được sự cân bằng giữa việc học tập và cuộc sống riêng tốt hơn.

Nếu sinh viên định hướng đi theo những công việc phải tiếp xúc với khách hàng nhiều thì kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán… lại càng quan trọng. Vì thế, việc đưa các bài giảng lý thuyết, thực hành, kĩ năng sống vào hệ thống E-learning là cần thiết.

4. Đánh giá người học liên tục qua hệ thống E-learning?

dac-diem-he-thong-e-learning-3

Trước khi bắt đầu học tập và giảng dạy qua hệ thống LMS, các nhà quản lý giáo dục nên kiểm tra trình độ của người học. Việc đánh giá này giúp phát hiện ra các kỹ năng còn thiếu sót của sinh viên, từ đó điều chỉnh chương trình học phù hợp với từng cá nhân. Sau khi đã đưa ra một lộ trình học hợp lí, có thể theo dõi tiến độ học tập của người học dựa trên các bài kiểm tra định kì.

Những bài kiểm tra chính là minh chứng cho sự tiếp thu của người học và sự hiệu quả của hệ thống E-learning. Ngoài ra, nếu có điểm chưa hợp lí, nhà trường có thể điều chỉnh LMS kịp thời để đảm bảo rằng, sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ ứng dụng được vào trong công việc và cuộc sống.

5. Cập nhật thường xuyên

dac-diem-he-thong-e-learning-4

Với tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của mình, công nghệ đã làm cho thế giới của chúng ta thay đổi liên tục. Nó đòi hỏi con người phải liên tục cải tiến, sáng tạo, nếu không chúng ta sẽ dậm chân tại chỗ và có thể là thụt lùi. Hôm nay Samsung Galaxy Note 10+ đang được săn đón, tháng sau đã nhường chỗ cho Iphone 11 Pro Max.

Hệ thống E-learning cũng vậy, có thể hôm nay LMS này còn hiệu quả nhưng ngày mai nó bị giảm bớt giá trị. Vì vậy, các trường Đại học nên luôn đặt mình trong tâm thế “luôn luôn đổi mới, luôn luôn sáng tạo” để bắt kịp công nghệ cũng như các xu hướng giảng dạy sáng tạo và hiệu quả nhất.

Để duy trì một hệ thống E-learning hiệu quả, cần kiểm tra định kỳ và nâng cấp, cập nhật khi cần thiết. Nhà trường cũng có thể tiến hành khảo sát và đánh giá với sinh viên để xác minh xem chương trình đào tạo có còn hợp thời nữa hay không. 

Trên đây là 5 đặc điểm chung mà một hệ thống E-learning thành công thường có. Để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về cách triển khai hệ thống E-Learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: [Case study] Pepsico đã triển khai hệ thống E-learning như thế nào ở bài viết sau