[Moodle và E-learning – P2] Ưu điểm và nhược điểm

Nếu doanh nghiệp đã từng tìm hiểu về E-learning hẳn sẽ cảm thấy khá quen thuộc với thuật ngữ “Moodle”. Trong bài viết dưới đây, OES sẽ cung cấp những thông tin cần biết về Moodle, giúp doanh nghiệp không còn bỡ ngỡ trong con đường đào tạo trực tuyến – E-learning.

Ưu điểm của Moodle

Với các tính năng tiện ích đã được nhắc tới ở bài trước, có thể gói gọn ưu điểm của Moodle thành các điểm chính sau đây:

=> Tham khảo: Khái niệm, tính năng, cách cài đặt Moodle

  • Moodle là nền tảng mã nguồn mở miễn phí nên chi phí đầu tư ban đầu thấp
  • Dễ dàng cài đặt, thiết lập để có một nền tảng LMS “cơ bản” đáp ứng các nhu cầu dạy học trực tuyến, trao đổi, thi-kiểm tra, quản lý cơ bản
  • Được cập nhật, nâng cấp thường xuyên. Phiên bản mới nhất của Moodle là ver 3.9 (tính đến 6/2020)
  • Có cả app mobile (iOs, Android) bên cạnh nền tảng web-base
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau
  • Phân quyền động, dễ dàng
  • Có nhiều plugin có thể cài đặt thêm một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu riêng
  • Có khả năng tương thích, kết nối với dữ liệu với các phần mềm khác
  • Có cộng đồng hỗ trợ nhau khá mạnh

Với những ưu điểm trên, Moodle dễ dàng trở thành một công cụ yêu thích đối với những người dùng là giảng viên lẫn người dùng là học viên. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng và triển khai E-learning, phần mềm này dễ dàng bộc lộ những hạn chế nhất định.

=> Tham khảo: Tìm hiểu thêm những kiến thức về E-learning qua video ngay tại đây

Nhược điểm của Moodle

  • Giao diện cổ điển (nhiều text, ít hình ảnh), chưa thân thiện với học viên, đặc biệt là giao diện bài học trong các khóa học, mỗi module bài học là 1 giao diện riêng, đặc biệt là bài học tương tác dạng SCORM phải trải qua 2-3 bước để vào bài học, không thuận tiện như các giao diện LMS khác với outline khóa học hiển thị 1 bên, màn hình hiển thị bài học 1 bên rất trực quan cho người học
  • Phần mềm được thiết kế cho nhiều cấp học nên chứa quá nhiều dữ liệu và các module tính năng thừa cho từng cấp học khiến giảm tốc độ truy cập, thao tác trải qua nhiều bước rườm rà. Có nhiều module chức năng không cần thiết nhưng không thể ẩn hay xóa khỏi màn hình hiển thị.
  • Khó tùy chỉnh theo mong muốn của từng đơn vị, vì phải theo cấu trúc dữ liệu của moodle.
  • Chưa tối ưu cho lượng truy cập lớn (Gói MoodleCloud cung cấp bởi Moodle chỉ hỗ trợ tối đa 500users, các Moodle Partner khác sẽ hỗ trợ lượng truy cập lớn hơn – theo https://moodlecloud.com/app/en/). Nhiều đơn vị đang sử dụng Moodle tại Việt nam đang có hiện tượng quá tải (treo, giật, out) khi upload nhiều dữ liệu hay có số lượng truy cập tại một thời điểm khi học, thi từ 200-300 users trở lên.
  • Hệ thống Moodle tốn tài nguyên server/ hosting hơn nhiều so với hệ thống thông thường
  • Mỗi khi tổ chức 1 lớp học lại phải tạo 1 khóa học mới trên hệ thống (dù khóa học đó được sử dụng nhiều lần) dẫn đến việc tốn tài nguyên lưu trữ server (Hệ thống Moodle tốn tài nguyên server/ hosting hơn gấp 2-3 lần so với hệ thống chuyên nghiệp khác) và khó kiểm soát các version chỉnh sửa, cập nhật.
  • Không có sẵn các tính năng quản lý user theo kết cấu phòng ban/ khoa/ cơ sở/ hình thức học (ĐH, CĐ, Chính quy, liên kết, cao học, từ xa…), cần xây dựng thêm các hệ thống quản lý, báo cáo đầy đủ hơn….Chi phí cho IT customize không nhỏ mà hiệu quả chắc chắn không như ý muốn. Tuy chi phí ban đầu thấp nhưng tổng chi phí đầu tư ban đầu, tùy chỉnh và duy trì thường cao hơn so với đầu tư một hệ thống mới khác.
  • Moodle không tối ưu streaming cho video (hiển thị video tùy theo chất lượng mạng để video được chạy ổn định liên tục)
  • Moodle không chống download các bài giảng, tài nguyên nên các doanh nghiệp thường ít sử dụng
  • Hệ thống dựa trên mã nguồn mở nên chứa đựng nhiều rủi ro về bảo mật thông tin.

Xem thêm: 10 đặc điểm mà hệ thống E-learning LMS cần có

Trên thực tế, đã có một đơn vị giáo dục triển khai việc học trực tuyến bằng Moodle và gặp một số vấn đề khác thể hiện điểm yếu của Moodle:

Khi triển khai Moodle, câu hỏi thường gặp đó là làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản của giảng viên. Đặc biệt với việc sử dụng mạng không dây nội bộ để truy cập vào Moodle trên giao thức http, tính an toàn của mật khẩu bị giảm đi phần nào. Để đề phòng trường hợp kẻ gian dùng một số công cụ để bắt các gói tin trao đổi thông tin xác thực người dùng và mật khẩu truyền quan hệ thông mạng không dây nội bộ, nhằm đánh cắp mật khẩu của người dùng họ muốn, nhà trường đã dùng Moodle kết hợp với tài khoản của Window Live trong việc tăng tính bảo mật cho mật khẩu người dùng. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời để khắc phục phần nào lỗi về bảo mật của phần mềm Moodle.

Ngày nay, khi việc học online cũng như ứng dụng E-learning vào giáo dục và đào tạo ngày càng trở nên phổ biến, người dùng đã tìm được nhiều giải pháp E-learning để thay thế phần mềm Moodle tuy phát triển rộng rãi nhưng vẫn có phần lỗi thời. Để tìm ra giải pháp E-learning phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức, mời các bạn đón đọc những bài viết bổ ích và thú vị tiếp theo của OES!

Xem thêm: 5 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống E-learning LMS

Nếu bạn vẫn băn khoăn về quy trình hoạt động của LMS nói chung hay Moodle nói riêng, hay vẫn chưa hiểu rõ hệ thống nào sẽ phù hợp với mục đích của mình thì hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam qua https://oes.vn/ ngay nhé!