[Moodle Và E-learning – P1] Khái Niệm, Tính Năng, Cách Cài Đặt

Nếu doanh nghiệp đã từng tìm hiểu về E-learning hẳn sẽ cảm thấy khá quen thuộc với thuật ngữ “Moodle”. Trong bài viết dưới đây, OES sẽ cung cấp những thông tin cần biết về Moodle, giúp doanh nghiệp không còn bỡ ngỡ trong con đường đào tạo trực tuyến – E-learning.

1. Moodle Là Gì?

Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một phần mềm dành cho một hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS – Learning Managament System). Được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, Moodle hiện là phần mềm được sử dụng rộng rãi với hơn 100 ngàn trang web đăng ký sử dụng và hơn 180 triệu người dùng, tính đến năm 2020. Moodle nổi bật với thiết kế hướng tới giáo dục, vì thế nên đặc biệt dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục, như giáo viên, giảng viên Đại học,….

Xem thêm: Những điều nhà trường cần biết về hệ thống quản lý học tập LMS

2. Các Tính Năng Của Moodle

Moodle được xây dựng nên với sự linh hoạt và đa dạng, có thể dễ dàng tương thích với nhiều người dùng. Với thiết kế dạng module, người dùng có thể bổ sung các tính năng bằng Plugin. Còn về thiết kế mặc định, Moodle có những tính năng chính sau đây:

Thiết kế hoàn thiện, tổng thể

  • Giao diện thân thiện, sử dụng đơn giản, dễ dàng phù hợp với nhiều người dùng khác nhau
  • Có thể áp dụng hiệu quả khi kết hợp các lớp học online với những lớp học truyền thống
  • Giao diện quản lý thông minh, linh hoạt, tiện lợi.
  • Các biểu mẫu đều được kiểm tra tính hợp lệ, các cookies và mật mã cũng được mã hóa
  • Trang web có thể được soạn thảo bằng accsh sử dụng WYSIWYG HTML editor

Quản lý trang Web sử dụng Moodle

  • Trang web luôn được Super Admin (được cấp quyền quản trị trong quá trình cài đặt) quản lý.
  • Cung cấp nhiều tùy chọn về plug-in, cho phép người quản trị tùy chỉnh giao diện của trang web như: màu, font chữ, bố cục, ngôn ngữ, code… phụ thuộc theo nhu cầu.

Quản lý người dùng

  • Hỗ trợ quản lý người dùng bằng các phương thức khác nhau thông qua các plug-in đã được xác thực cũng như bằng hệ thống xác thực sẵn có
  • Học viên có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân qua Moodle, và đồng thời làm ẩn email nếu không muốn công khai thông tin cá nhân
  • Người dùng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau tùy vào tính chất của từng lớp học
  • Admin luôn có quyền quản lý chặt chẽ

Quản lý khóa học trong Moodle

  • Các khóa học đều được quản lý bằng người dùng được set vai trò Teacher (Giáo viên) và có thể được tùy chỉnh tùy vào từng khóa học
  • Các hoạt động diễn ra trong lúc học như: làm bài tập, thuyết trình, kiểm tra, kết quả bài thi,…. đều được ghi lại bằng văn bản và thống kê trên biểu đồ
  • Học viên có thể dễ dàng trao đổi và thảo luận thông qua module Chat, tương tác với nhau như trên nền tảng mạng xã hội qua module Forum, sử dụng module Lesson, Quiz, Resource, Wiki,… để ứng dụng các tài nguyên học tập. Tài liệu của Moodle luôn dồi dào và đồ sộ, có thể đáp ứng được bất kì thắc mắc nào của học viên

3. Cách Cài Đặt

Đối với người mới sử dụng, việc cài đặt Moodle một cách hoàn chỉnh khi triển khai E-learning có thể sẽ rất khó khăn và phức tạp. Người dùng có thể làm theo hướng dẫn sau đây để cài đặt Moodle:

1. Tải AppacheServer và cài đặt trước.
2. Tải Moodle về và giải nén.
3. Copy moodle vừa giải nén vào wwwroot và tạo folder moodledata trong wwwroot.
4. Mở trình duyệt web và gõ vào http://localhost/moodle/install.php 
5. Làm theo hướng dẫn cài đặt trên màn hình. 

Hoặc đọc tài liệu dưới đây để hiểu hơn về cách cài đặt: https://docs.moodle.org/39/en/Installing_Moodle

Kết

Trong phần tiếp theo, OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam sẽ chỉ ra những ưu điểm chính cũng như những hạn chế của Moodle trong E-learning. Doanh nghiệp có thể đón đọc bài tiếp theo để có thêm thông tin và triển khai E-learning một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Học tập trực tuyến – Xu hướng giáo dục thời đại 4.0