Mô Hình SaaS Là Gì? Mô Hình Phần Mềm Dẫn Đầu Xu Hướng Công Nghệ Cho Các Doanh Nghiệp

Xu hướng SaaS và điện toán đám mây hiện nay đang đứng đầu thế giới công nghệ. Mặc dù vậy, khái niệm này vẫn còn xa lạ đối với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, khi các giải pháp SaaS đang không ngừng phát triển để đáp ứng những nhu cầu của các doanh nghiệp, ngày càng nhiều công ty công nghệ Việt Nam đã có tên tuổi ở lĩnh vực này. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng OES tìm hiểu xem SaaS là gì nhé!

Xem thêm: Giải Pháp Gamification – Xu Hướng Cho Doanh Nghiệp Giai Đoạn 2022 – 2025 (Phần 1)

1. SaaS Là Gì?

SaaS (Software-as-a-Service) là một trong các dạng điện toán đám mây thông dụng nhất – được xem là mô hình kết hợp dịch vụ và phần mềm; theo đó nhà cung cấp không bán trực tiếp phần mềm mà lại bán dịch vụ chạy trên phần mềm đó. Hoặc cụ thể hơn nữa là nhà cung cấp tự tạo nên và vận hành một phần mềm dựa trên môi trường web, cho phép dịch vụ được truy cập từ xa qua internet sau khi thanh toán một mức chi phí thuê bao cố định (theo tháng, quí, năm). SaaS được xem là mô hình 4.0 vượt trội hơn nữa so với phần mềm on-premise – dạng phần mềm được các tổ chức, doanh nghiệp mua độc quyền với thời hạn vĩnh viễn.

2. Xu Hướng Hội Nhập Của Mô Hình SaaS Trên Toàn Thế Giới

Có thể kể ra một số phần mềm đang phổ biến rộng rãi từ các đơn vị cung cấp SaaS nổi tiếng hiện nay như Amazone Web Services, Oracle, Adobe Creative Cloud, Slack, Dropbox, Google, IBM, Microsoft, ServiceNow,… Có thể nói, SaaS gần đây đã giành vị trí độc tôn trong thị trường này.

Trên thực tế, có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm dịch vụ SaaS, điều này đã tạo nên một xu hướng mới cho thị trường SaaS trên thế giới. Xu hướng đó là tăng tích hợp giữa tất cả các phần mềm này để các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành trơn tru và đồng bộ. Điều này cũng giải đáp cho câu hỏi một doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phần mềm SaaS.

3. Ưu Điểm Của Mô Hình SaaS

3.1. Tiết Kiệm Chi Phí Cho Doanh Nghiệp

Trên thực tế, mô hình SaaS cho phép doanh nghiệp cắt giảm về các chi phí tài chính lẫn công nghệ, nhân sự, chi phí quản lý và chi phí đào tạo. Với mô hình SaaS, doanh nghiệp không phải cài và sử dụng nhiều phần mềm trên máy chủ của mình. Điều đó cho phép doanh nghiệp giảm đi một khoảng chi phí khá đáng kể liên quan tới vấn đề mua bản quyền phần mềm và đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như phát triển hệ thống dữ liệu mới (có thể là $42.000 với một phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP thông thường). Trong toàn bộ thời gian hoạt động, mô hình SaaS không yêu cầu doanh nghiệp phải chi trả khoản tiền sửa chữa và bảo dưỡng định kì tương tự với phần mềm on-premise (từ 15 – 20%).

Thời gian và nhân sự cần khi triển khai một phần mềm SaaS cũng ít hơn nhiều so với phương pháp on-premise thông thường. Doanh nghiệp có thể mất khoảng 6 tháng hoặc nhiều hơn để tạm dừng một số hoạt động của các bộ phận để cài đặt lại hoàn chỉnh một hệ thống on-premise mới, ngoài ra còn cần huy động tất cả nhân viên kĩ thuật giỏi nhất để trợ giúp. Còn với đội ngũ hỗ trợ kĩ thuật của các đơn vị cung cấp SaaS (thông thường sẽ từ 1-2 người), họ chỉ cần nhiều nhất là 2 ngày để cài đặt hệ thống và training triển khai phần mềm tới tất cả nhân viên tại doanh nghiệp.

Mô hình SaaS cũng giúp doanh nghiệp giải bài toán chi phí chuyển đổi khi lắp đặt và áp dụng công nghệ. Giả sử phần mềm on-premise gặp phải sự cố phát sinh trong quá trình vận hành, tất cả hệ thống sẽ “chết”; mà khi phần mềm đó đã thực sự lỗi thời, doanh nghiệp cũng khó dứt khoát loại bỏ nó vì chi phí ban đầu bỏ ra quá lớn. Còn phần mềm SaaS được ví như một chiếc xe bus, bạn chỉ cần bỏ ra số tiền vừa phải để được chở đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn mà không cần mua chiếc xe mới hay quá lo lắng cho việc chiếc xe bị hỏng hóc giữa đường.

Mô hình SaaS cũng giúp đỡ doanh nghiệp trong việc giải bài toán chi phí ban đầu khi cài đặt và sử dụng phần mềm. Nếu phần mềm on-premise vấp phải vấn đề gì trong lúc sử dụng thì không chỉ hệ thống sẽ “chết” đi, mà khi phần mềm ấy đã trở nên lạc hậu và doanh nghiệp cũng khó lòng cương quyết loại bỏ nó bởi chi phí đầu tư bỏ ra rất lớn. Còn phần mềm SaaS có thể như một chuyến xe bus và doanh nghiệp chỉ cần chi ra khoản tiền nhất định là được đưa đi tham quan bất kì địa điểm nào mà không phải mua thêm xe mới hoặc quá lo ngại về khả năng lốp xe sẽ hư hỏng dọc đường.

3.2. Luôn Nhận Được Các Tính Năng Phần Mềm Tốt Nhất

Sử dụng SaaS, việc bộ phận hỗ trợ CNTT túc trực để giải quyết những vấn đề phát sinh khi vận hành hệ thống sẽ không còn cần thiết với doanh nghiệp nữa. Từ việc đảm bảo cho server hoạt động ổn định và giữ an ninh hay fix những bugs khác,… đều được đơn vị cung cấp phụ trách. Đội ngũ tester và CNTT của nhà cung cấp thực hiện rất hiệu quả việc quản lý server vì vậy doanh nghiệp sẽ thường xuyên được sử dụng dịch vụ tối ưu nhất bên phía họ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi bởi việc những đơn vị cung cấp SaaS luôn tự động cập nhật, nâng cấp sản phẩm, gồm cả việc tối ưu hoá một số phiên bản cũ và bổ sung vào nhiều tính năng mới khác. Bởi vậy, doanh nghiệp sẽ không phải lo tìm kiếm mua sản phẩm mới được ra mắt hay những phiên bản cập nhật khác.

3.3. Dễ Dàng Sử Dụng Ở Mọi Lúc, Mọi Nơi

Các nhà cung cấp SaaS luôn triển khai giải pháp trên internet giúp người sử dụng thoải mái truy xuất phần mềm từ bất cứ máy tính và thiết bị nào có kết nối internet.

Với SaaS, doanh nghiệp không nhất thiết phải vào phòng hay bật máy laptop đã cài đặt sẵn phần mềm rồi mới bắt đầu sử dụng nó. Nếu doanh nghiệp đăng kí sử dụng phần mềm thì có thể dễ dàng mở nhiều tài khoản (với hạn chế số tuỳ thuộc theo sản phẩm đã mua) cho nhân viên của mình. Doanh nghiệp cùng nhân viên có thể ngồi ở bất cứ nơi, vào bất cứ thời điểm nào để truy cập một cách nhanh chóng và sử dụng những chức năng không hạn chế.

Đa phần những nhà cung cấp SaaS đều đang nỗ lực xây dựng phần mềm trên các hệ điều hành đa dạng (Windows, MacOS, iOS và Android) và trên các trình duyệt (Microsoft Internet Explorer, Google Chrome, Apple Safari, Mozilla Firefox,…) nhằm giúp tối ưu trải nghiệm người sử dụng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ có thể truy cập cùng lúc trên nhiều trình duyệt.

3.4. Khả Năng Tích Hợp Rất Lớn

Các phần mềm on-premise thường được thiết kế để giải quyết bài toán một cách biệt lập và không cần liên quan tới các ứng dụng ngoài. Nhưng trên thực tế, bạn luôn cần trao đổi dữ liệu qua lại giữa các phần mềm với nhau để hệ thống hoá quy trình và tiết kiệm thời gian, công sức làm việc. Hiểu được nhu cầu thiết yếu này, các nhà cung cấp đã phát triển khả năng tích hợp thành thế mạnh vượt trội của mô hình SaaS trên toàn thế giới.

Hầu hết các phần mềm SaaS hiện nay đều được tối ưu hệ thống API – giao diện lập trình ứng dụng mở cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng đến từ nhiều bên cung cấp khác nhau. Đó chính là cơ hội để bạn và doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn với các công nghệ mới ngay trên chính hệ thống hiện tại của mình.

Xem thêm: Mẹo tìm kiếm một đối tác LMS khai mở tiềm năng của nhân viên trong đào tạo doanh nghiệp

Kết

Qua những thông tin trên, OES hi vọng rằng câu hỏi SaaS là gì đã được giải đáp. Đừng quên tham khảo thêm những thông tin thú vị khác về doanh nghiệp 4.0 nhé.

Liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về hệ thống e-Learning và số hóa bài giảng đào tạo!