Mẹo hay khi xây dựng một hệ thống LMS cho học trực tuyến

Hệ thống LMS trong E-learning luôn gắn với câu hỏi thường trực với mỗi người học, đó là liệu “Hệ thống LMS đó như thế nào, giao diện đẹp và dễ sử dụng không,…”. Có thể nói, ngoại hình và cách thiết kế hệ thống E-learning luôn rất quan trọng và là một yếu tố xác định nếu muốn thu hút sự chú ý của sinh viên nhằm tăng hiệu quả và năng suất học tập. Vậy nên thiết kế hệ thống LMS như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu một số tips đơn giản mà hữu ích dưới đây cùng OES nhé!

tips-thiet-ke-he-thong-lms

Xem thêm: Những lưu ý khi chọn lựa hệ thống LMS để tối ưu hiệu quả E-learning

1. Ngắn gọn hóa những nội dung trên hệ thống LMS

Người học trưởng thành nói chung hay sinh viên nói riêng, luôn bận rộn và liên tục tìm kiếm thông tin. Khoảng thời gian chú ý và khả năng tiếp thu thông tin mới của sinh viên ngày càng trở nên ngắn hơn. Nếu giảng viên có đủ tư liệu để tạo một khóa học 30 phút, hãy cân nhắc tạo một loạt “microlearnings” dài 2-5 phút để thuận tiện triển khai cho smartphone cũng như kích hoạt tính năng cho phép sinh viên tạm dừng và quay lại khi cần thiết.

2. Luôn tương tác với sinh viên qua LMS — và khiến nội dung thêm thú vị!

Khuyến khích các nhà thiết kế trong đội ngũ đào tạo và quản lý tận dụng một cách hợp lý các tùy chọn dành cho việc tương tác trong hệ thống LMS. Thêm các yếu tố tương tác trong suốt khóa học là một cách hiệu quả để người học có nhiều hơn cách tự khám phá nội dung chứ không chỉ là xem lại hoặc bị đánh đố.

Nếu là các yếu tố của Gamification – Game hóa bài giảng, giảng viên có thể phát triển một hệ thống điểm, huy hiệu có ý nghĩa hoặc các yếu tố bất ngờ, thú vị để thu hút sự tham gia tích cực hơn nữa.

=> 5 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống E-learning LMS

Không phải mọi tính năng sẽ hoạt động theo cùng một cách trên giao diện điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng các khóa học của bạn trước khi triển khai để tránh sự thất vọng từ phía người học. Nếu có thể, hãy phát triển tính năng học tập ảo hoạt động hiệu quả của hệ thống LMS trên nhiều nền tảng thiết bị nhất để mang lại cho người học sự linh hoạt tối đa.

3. Đơn giản hóa hệ thống LMS

Hãy áp dụng tips này cho cả giao diện cũng như nội dung. Bám sát thông tin cần thiết và truyền tải qua cả đồ họa và hình ảnh, vì sinh viên tiếp thu rất nhiều thông tin một cách trực quan, nhưng chỉ thêm khi chúng thực sự hỗ trợ cho thông điệp chính chứ không chỉ trông đẹp mắt. Kể cả sinh viên đánh giá cao sự đa dạng trong cách truyền tải nội dung, họ vẫn cần một giao diện nhất quán và dễ đoán.

4. Đừng tách rời hệ thống LMS với thế giới thực

Cân bằng giữa niềm vui và trò chơi với khả năng ứng dụng trong thế giới thực. Đúng vậy, học online nên tương tác, nhưng để hiệu quả với người trưởng thành, hệ thống LMS phải rõ ràng và cụ thể. Nếu giảng viên muốn để người học “bắn người ngoài hành tinh” trong một buổi học ảo kỹ năng đàm phán, tốt hơn hết là người dạy nên nắm rõ rằng hoạt động đó sẽ áp dụng như thế nào với cuộc sống của người học. Bên cạnh đó, nên áp dụng những gì đã học trong các tình huống và ví dụ trong thế giới thực bất cứ khi nào có thể.

Xem thêm: 10 đặc điểm mà hệ thống E-learning LMS cần có

Để tìm hiểu thêm về hệ thống LMS cũng như E-learning trong học tập và đào tạo trực tuyến, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để nhận được những tư vấn phù hợp trong con đường triển khai E-learning của doanh nghiệp, tổ chức và trường học nhé!