LMS là gì? Chức năng của LMS trong doanh nghiệp

LMS là gì? 

LMS (Learning Management System), là hệ thống quản lý học trực tuyến. Về cơ bản, đây là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo cho các chương trình giáo dục trực tuyến E-learning.

LMS được cấu tạo từ 2 thành phần chính:

  • Thành phần công nghệ nền (server): gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các dữ liệu phần mềm, thực hiện các thông báo…Thành phần này thường được phụ trách bởi những người lập trình, người quản lý hệ thống.
  • Thành phần giao diện người dùng (interface): thường chạy trên các trình duyệt web.Thành phần này được quản lý và sử dụng bởi quản lý, giáo viên và học viên.

Chức năng của LMS trong doanh nghiệp

1. Tiết kiệm thời gian 

An alarm clock on currency notes over wooden table Free Photo

Phương pháp giáo dục truyền thống dù vẫn là phương pháp chủ yếu ở Việt Nam, đào tạo trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp. So với giảng dạy truyền thống, đào tạo trực tuyến E-learning giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều trong việc triển khai và quản lý khóa học.

Truyền tải và tiếp nhận nội dung đào tạo cũng trở nên nhanh và linh hoạt hơn do dữ liệu đào tạo được hệ thống hóa và mọi học viên đều có thể tiếp nhận và tương tác với những dữ liệu đó chỉ qua vài click chuột.

2. Thu hẹp phạm vi địa lý

Với những doanh nghiệp có phạm vi toàn quốc, hay thậm chí quốc tế, hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến là phương pháp vô cùng hữu ích. Để duy trì hoạt động trực tiếp hiệu quả, các doanh nghiệp cần thuê địa điểm, có cơ sở hạ tầng phù hợp, văn phòng phẩm, thuê giảng viên,…Tuy nhiên , đối với phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến, phần lớn những chi phí này được cắt giảm đáng kể.

Thay vì phải đào tạo nhân viên ở từng chi nhánh trực tiếp, mỗi học viên có thể tạo tài khoản của riêng mình trong hệ thống khóa học và tương tác với dữ liệu đào tạo một cách dễ dàng. Ngoài ra, LMS còn có chức năng đa ngôn ngữ, chuyển đổi linh hoạt để tiếp cận với học viên ở bất kỳ đâu trên thế giới.

3. Dễ dàng quản lý và theo dõi

Để quản lý và theo dõi tiến độ đào tạo là một công việc khá khó khăn, đặc biệt đối với doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn. Nhưng với sự hỗ trợ của LMS, mọi hoạt động của học viên đều được ghi lại trong hệ thống khóa học theo trình tự thời gian nhất định, hỗ trợ bộ phận quản lý trong việc theo dõi và kiểm tra chất lượng, tiến độ đào tạo.

4. Tăng hiệu quả đào tạo cho nhân viên

Đối với phương pháp giảng dạy truyền thống, hầu hết các doanh nghiệp thường thuê giảng viên hoặc sử dụng người có chuyên môn trong doanh nghiệp để hướng dẫn, đào tạo nhân viên. Tuy nhiên, họ thường chỉ dừng ở lý thuyết sách vở, họ không có nhiều thời gian cũng như đa dạng cách tương tác với học viên. Nhưng đối với LMS, trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, có vô số cách xây dựng bài giảng E-learning với tương tác thú vị, sinh động, khiến học viên học tập hiệu quả hơn.

Lời kết, với hệ thống LMS phù hợp, các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng của đào tạo nhân sự, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí, sẵn sàng bước vào thời đại công nghệ 4.0 tương lai.

Hãy liên hệ ngay với OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn chu đáo nhất về LMS cũng như số hóa bài giảng chuyên nghiệp và đào tạo trực tuyến e-Learning! 

Xem thêm: Đặc điểm chung hệ thống LMS