Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì? 8 Tips Giúp Tột Đỉnh Tự Tin Thuyết Trình Trước Đám Đông

Bạn có biết có tới 75% người trả lời rằng họ sợ nói trước đám đông? Thuyết trình trước đám đông là nỗi sợ của rất nhiều người nhưng cũng là một hoạt động phổ biến từ trường lớp đến môi trường công sở. Do đó, kỹ năng thuyết trình vừa là nỗi sợ, vừa là “vũ khí” mà ai cũng mong muốn sở hữu.

Xem thêm: Kỹ Năng Nói Trước Đám Đông – Bí Kíp Để Trở Thành Diễn Giả Thu Hút

Trong bài viết này, cùng SkillHub khám phá 8 tips giúp bạn nhanh chóng gạt bỏ đi nỗi sợ hãi và trở thành một người thuyết trình tự tin.

Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả đến một nhóm người nghe. Người thuyết trình cần biết cách dẫn dắt câu chuyện sao cho người nghe dễ dàng hiểu và nắm bắt được những gì bản thân mình đang nói, từ đó giúp giải quyết một vấn đề nào đó mang tính thực tiễn, hoặc chỉ đơn thuần là cung cấp một thông tin mới mẻ.

Để thuyết trình hiệu quả, người thuyết trình cần có những bước chuẩn bị cơ bản. Kỹ năng thuyết trình tốt hay không cũng sẽ được xem xét thông qua bước chuẩn bị này. Và nó bao gồm các yếu tố về cấu trúc bài thuyết trình như slides, âm thanh, ngôn ngữ cơ thể, v.v. .

8 Tips Giúp Bạn Trau Dồi Kỹ Năng Thuyết Trình Hiệu Quả

1. Rèn Luyện Sự Tự Tin

Sự tự tin là chìa khóa giúp bạn có được tất cả. Những người thành công thường nói niềm tin vào chính bản thân mình là bí quyết của họ. Tuy nhiên, xây dựng lòng tin ở chính bản thân là một thử thách lớn và đôi khi đòi hỏi cả một quá trình lâu dài.

“Tự tin là một loại siêu năng lực. Một khi bạn tin tưởng ở chính bản thân mình, điều kỳ diệu sẽ xảy đến.”

Để cải thiện sự tự tin, trước hết phải thay đổi suy nghĩa của bạn. Đừng cho rằng kỹ năng thuyết trình yếu kém sẽ làm bạn không thể có một buổi thuyết trình tốt. Khi bạn dũng cảm đứng dậy và đưa ra ý kiến của mình cũng là lúc bạn đang sử dụng kỹ năng có hiệu quả.

Không có ai đánh giá bạn ngoại trừ chính bản thân bạn. Vì vậy hãy tin điều mình đạt được và tự hào với những kỹ năng mình đã có. Việc bạn cần làm là nở một nụ cười thật rạng rỡ và để họ lắng nghe những gì bạn đang nói.

2. Hiểu Về Thính Giả

Hiểu rõ về thính giả của bài thuyết trình là bước vô cùng quan trọng trong rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Nếu đám đông ở phía dưới là nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn, đừng trốn tránh. Hãy tìm cách khiến họ trở thành những người thân yêu để giảm bớt sự cô đơn, lạc lõng và sợ hãi.

Điều này không có nghĩa là bạn nên đi gặp gỡ và nói chuyện với nhiều người một. Ý chính ở đây là phải tìm hiểu về họ trước khi nói để thấu hiểu họ. Bạn cần phải biết ai sẽ là người lắng nghe mình phát biểu đúng không nào? Vậy thì hãy tìm hiểu trước họ là ai, họ thích lắng nghe cái gì và những vấn để nào họ đang cần phải xử lý (nếu có). Việc biết trước về đối phương sẽ giúp bạn trở nên gần gũi và dễ dàng giao tiếp với họ hơn, từ đó giảm thiểu những áp lực và căng thẳng không cần thiết.

3. Lên Ý Tưởng Và Chuẩn Bị Nội Dung Thuyết Trình Kỹ Lưỡng

Kỹ năng thuyết trình không là một khái niệm gì đó quá xa vời, nó được hình thành ngay từ những việc nhỏ nhỏ. Điều này bao gồm sự chuẩn bị công phu và kỹ lưỡng của người trình bày. Từ tài liệu cho đến những vật dụng quan trọng trong bài phát biểu của bạn, hãy chuẩn bị và kiểm tra để đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng. Bạn chỉ tự tin khi bạn hiểu được mình sẽ làm điều gì và kết quả ra sao.

Hãy tự hỏi mình rằng bạn có thể học được những gì từ buổi thuyết trình và nó sẽ đem đến hiệu quả như thế nào với người khác. Sau đó nghiên cứu các tài liệu này và chuẩn bị thêm nhiều yếu tố từ hình ảnh cho đến âm thanh nếu cần thiết. Lúc này, bạn sẽ nắm trong tay một bài thuyết trình hoàn hảo với sự chỉn chu từ hình thức đến nội dung.

4. Cố Gắng Nói Chậm, Không Phụ Thuộc Vào Kịch Bản

Một trong những lỗi thường thấy nhất khi thuyết trình đó là quá phụ thuộc vào kịch bản.

Thông thường chúng ta hay soạn trước nội dung của bài thuyết trình và cố gắng đọc thuộc từng câu từng chữ một. Điều này tưởng chừng như hiệu quả song lại rất dễ khiến chúng ta rơi vào tình trạng lúng túng và bị động nếu để quên đi một ý nào đấy. Bên cạnh đó, việc trở nên quá phụ thuộc vào kịch bản sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn trở nên cứng nhắc, khô khan, dễ gây mất hứng thú với thính giả.

Chuẩn bị nội dung trước là điều quan trọng nhưng bạn không nên vì thế mà lạm dụng nó. Cách tốt nhất là bạn viết các ý này ra một tờ giấy và bắt đầu luyện nói theo những ý chính. Một khi đã thật sự hiểu những điều mình muốn nói và ý nghĩa của nội dung trong bài thuyết trình, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn.

5. Luyện Tập Trước Buổi Thuyết Trình

Như đã nói ở trên, không phải ai sinh ra cũng là một người thuyết trình giỏi. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể trau dồi kĩ năng này bằng việc rèn luyện nó đều đặn và thường xuyên.

Bạn có biết rằng một chương trình truyền hình được phát sóng trực tiếp suốt hai giờ đồng hồ mà không gây nên bất kỳ sự cố nào với MC là vì họ đã tập luyện trước đó từ lâu?

Nếu muốn buổi thuyết trình của bạn được thực hiện trơn tru hơn, hãy luyện nói thật nhiều, thật nhiều và thật nhiều. Điều này không chỉ giúp bạn ghi nhớ những lời đã phát biểu mà còn cho bạn biết rõ lỗi sai của bản thân để khi thuyết trình thực tế, những lỗi đó sẽ không xuất hiện trở lại và bạn sẽ có một bài thuyết trình hoàn hảo.

6. Sử Dụng Ngôn Ngữ Hình Thể

Ngôn ngữ hình thể hay phi ngôn ngữ sẽ giúp bài thuyết trình của bạn sinh động, lôi cuốn, và có “hồn” hơn.

Cử chỉ bàn tay mềm mại, điệu bộ hay một cái gật đầu khi nói chuyện sẽ giúp bạn tự tin hơn và điều khiển được trạng thái của cơ thể khi thuyết trình. Ánh mắt tương tác với người khác giúp bạn dễ dàng có cảm giác gắn kết với đối phương.

Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng cử chỉ hoặc ngôn ngữ cơ thể bởi nó sẽ làm sao phân tán tiếng nói của bạn. Tệ hơn nữa là gây tổn thương đến người khác.

7. Lắng Nghe Góp Ý Và Phê Bình

Đừng quá tập trung vào những gì mình nói mà không chú ý đến phản ứng và cảm xúc của họ. Chú ý đến phản ứng của khán giả và lắng nghe xem liệu họ có đang lúng túng với những lời mình phát biểu hoặc có vẻ đang nghi ngờ điều gì không. Nếu có hãy làm rõ ngay và chỉnh sửa bất kỳ yếu tố nào liên quan đến giọng nói hoặc từ ngữ.

Đặc biệt, sau khi trình bày xong, nếu có thể nên thu thập ý kiến từ người khác. Tìm hiểu xem họ đánh giá sao về giọng nói của bạn để điều chỉnh và khắc phục các điểm yếu. Đây là bước quan trọng để kỹ năng thuyết trình của bạn ngày một tốt lên.

8. Mở Đầu Và Kết Thúc Thật Ấn Tượng

Hãy thu hút sự quan tâm của bạn ngay từ những giây đầu tiên với một màn mở đầu thật thú vị. Bạn cũng có thể kể một câu chuyện và sử dụng âm nhạc, hình ảnh, hay video nhằm gây ấn tượng với người khác. Một con số ngoạn mục hoặc một câu nói có liên quan cũng là ý tưởng tốt.

Tương tự với lời mở đầu, hãy kết thúc bài phát biểu một cách ngắn gọn và tạo ấn tượng. Tóm tắt và nhấn mạnh thông tin quan trọng để người đọc hiểu và ghi nhớ lâu hơn.

Xem thêm: 9 Bí Kíp Giúp Bạn Sở Hữu Kỹ Năng Thuyết Trình Hiệu Quả Khác Biệt

Kết

Kỹ năng thuyết trình là rất cần thiết cho tất cả những ai đã, đang và sẽ tham gia vào môi trường làm việc. Sở hữu kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn vươn tới những nấc thang mới trong sự nghiệp, vì vậy hãy rèn luyện kỹ năng này nhiều hơn mỗi ngày để trở thành một người có phong thái thuyết trình thật ấn tượng nhé. Hãy chia sẻ bài viết này với nhiều người hơn nữa nếu bạn cảm thấy thú vị và hữu ích nhé!

Hiện nay, SkillHub đang triển khai gói BASIC1 – combo 2 khóa học kỹ năng mềm trên nền tảng của SkillHub chỉ với mức giá CỰC HỌC SINH – 99K (cho 2 khóa học). Trong đó có khóa học kỹ năng thuyết trình ấn tượng – khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng làm chủ bản thân, tự tin trước đám đông và thuyết trình một cách đầy tự tin. Đừng ngần ngại nâng cao kỹ năng thuyết trình cho bản thân ngay từ hôm nay.

ĐẦU TƯ CHO BẢN THÂN LÀ KHOẢN ĐẦU TƯ KHÔNG BAO GIỜ LỖ!