Khi hệ thống E-learning lên ngôi, giảng viên có còn quan trọng?

E-learning là một hình thức học tập mới trong xu thế toàn cầu từ đầu thế kỷ 21. Hệ thống E-learning ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở giáo dục từ nhỏ đến lớn, từ đại học đến trung học phổ thông,.. hay thậm chí là tại các doanh nghiệp, tổ chức. Trong thời buổi công nghệ dần càng chiếm ưu thế trong giáo dục hiện nay, liệu giảng viên có còn giữ được vai trò của mình trong giáo dục nói chung và đào tạo trực tuyến nói riêng?

Nhiều người cho rằng với những ưu thế hiện tại, hệ thống E-learning có thể thay thế vai trò của giảng viên trong tương lai. Tuy nhiên, suy nghĩ này thật sự sai lệch. Máy móc sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn đươc con người, vì vẫn còn những yếu tố cốt lõi đòi hỏi bàn tay và trí não. 

Xây dựng nội dung đào tạo trên hệ thống E-learning

len-noi-dung-he-thong-e-learning

Giảng viên là người dạy, là người trực tiếp tham gia cung cấp bài giảng, nội dung khóa học, một bước tối quan trọng trong quy trình hoạt động của hệ thống E-learning. Để xây dựng một bài giảng E-learning chuyên nghiệp và hiệu quả, người giảng viên cần chú ý và thực hiện 5 bước sau:

  • Phân tích: Nghiên cứu và tìm hiểu về những đặc điểm về văn hóa, trình độ của sinh viên sao cho tương ứng với nội dung kiến thức muốn đào tạo; khảo sát những nội dung sẵn có; phân tích nội dung cần được số hóa.
  • Thu thập dữ liệu và viết lời dẫn: Xây dựng dữ liệu thô về chủ đề muốn đào tạo, sau đó viết lời dẫn, biên tập lại để tạo một giáo trình hợp lý.
  • Lên ý tưởng thể hiện và triển khai: Lựa chọn định dạng triển khai phù hợp với nội dung (slideshow/animation/motion graphics/..), xây dựng kịch bản video (nếu có), bổ sung các hình ảnh minh họa,..

->>>Tham khảo: 4 định dạng số hóa bài giảng phổ biến nhất hiện nay

  • Hậu kì: Đây là giai đoạn tốn rất nhiều thời gian và công sức, gồm các công việc chuyên môn liên quan tới đội kĩ thuật như cắt ghép video, vẽ hình, lồng tiếng,..
  • Kiểm duyệt: Sau khi sản phẩm đã qua công đoạn hậu kì trước đó, giảng viên phải kiểm duyệt lại toàn bộ bài giảng trước khi tiến hành giảng dạy và phân phối.

Tương tác với học viên

tuong-tac-voi-hoc-vien-bang-he-thong-e-learning

Để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người học, giảng viên phải truy cập vào hệ thống E-learning mỗi ngày để giải đáp thắc mắc và cập nhật những nội dung mới nhất cho bài giảng. Người dạy cũng phải theo dõi tiến độ học tập của người học và tương tác 2 chiều với họ thông qua hệ thống LMS (Learning Management System – Hệ thống Quản lý học tập).

Quản lý học viên

quan-ly-hoc-vien-bang-he-thong-elearning

Trước đây, việc quản lý và theo dõi tiến độ học tập là một công việc khá khó khăn, đặc biệt đối với các trường đại học với số lượng sinh viên khổng lồ. Nhưng nhờ có sự hỗ trợ của LMS, mọi hoạt động của sinh viên đều được ghi lại cẩn thận và chi tiết trong hệ thống khóa học theo trình tự thời gian, hỗ trợ các nhà quản lý đào tạo trong việc theo dõi và kiểm tra chất lượng, tiến độ đào tạo.

Giảng viên chính là người phải tham gia vào quá trình quản lý này để có thể nắm bắt được trình độ sinh viên, từ đó theo dõi và tìm ra những khó khăn của sinh viên.

Nói chung, vai trò của giảng viên là rất quan trọng, và không thể dễ dàng thay thế trong việc triển khai hệ thống E-learning. Giảng viên không chỉ nắm bắt được phương pháp học tập mà còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng dạy, các bài giảng E-learning phục vụ cho việc tự nghiên cứu của sinh viên.

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngừng của học viên và không lạc hậu so với thời đại, giảng viên luôn phải cập nhật, học hỏi, trau dồi liên tục về kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức về công nghệ thông tin. Họ chính là cốt lõi, là nền tảng của học tập và đào tạo trực tuyến.

Các bạn hãy cùng theo dõi website https://oes.vn/ và đăng kí kênh Youtube chính thức của OES tại đây để đón nhận những bất ngờ tháng 11 sắp tới nhé!

Xem thêm: Giải pháp E-learning tối ưu cho doanh nghiệp: Blended Learning