Khám Phá 6 Định Dạng Số Hóa Bài Giảng e-Learning Mới Nhất

Theo số liệu được tổng hợp từ e-Learning Zeqr, đến năm 2022, thị trường e-Learning toàn cầu sẽ có giá trị 19,05 tỷ. Hơn nữa, 98% các tổ chức và doanh nghiệp cho biết họ sẽ tiến hành giảng dạy trực tuyến như một phần của kế hoạch số hoá của họ. Nắm bắt nhu cầu này và nhận thức rõ tầm quan trọng của e-Learning và xu hướng định dạng số hoá bài giảng trong kỷ nguyên công nghệ hoá, OES rất chú trọng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu và thiết kế từng định dạng e-Learning.

Xem thêm: Số hóa đào tạo hiệu quả cao cho doanh nghiệp

1. Định Dạng Slideshow (xAPI)

Các bài giảng sử dụng slide thô sơ và đơn thuần ở trên lớp có phần tẻ nhạt và không hấp dẫn người nghe. Khi chuyển đổi qua e-Learning, những slide sẽ được thiết kế bắt mắt  và sinh động hơn với phương thức định dạng HTML5, quiz hoặc gamification.

Định dạng slideshow sẽ phù hợp với những nội dung như: báo cáo, nội quy, quy chế doanh nghiệp. Đây là định dạng có giá thành khá thấp, vì vậy doanh nghiệp nào cũng có khả năng ứng dụng bài giảng e-Learning với định dạng này.

Xem thêm: Số hóa bài giảng e-Learning dạng slideshow – đinh dạng số hóa “nhỏ mà có võ”

2. Định Dạng Quay Hình Giảng Viên

Ở dạng số hoá bài giảng e-Learning video, các giảng viên sẽ được chụp ảnh trong studio với phông xanh ở phía sau. Sau khi quay phim, các kĩ thuật viên sẽ khoá phông xanh ở phía sau. Bạn cũng có thể thay đổi background đằng sau sang màu trắng, màu vàng, hay nền thực tế, nền video, etc, tuỳ theo sở thích của bạn.

Để minh hoạ nội dung bài giảng, các kĩ thuật viên sẽ cho hiển thị những hình và các box chữ bên cạnh, giúp cho học viên có cái nhìn tổng thể hơn về nội dung bài giảng.

Số hoá bài giảng e-Learning định dạng quay hình dưới dạng video để người học được truyền cảm hứng, phù hợp với các bài giảng đào tạo kỹ năng, hướng dẫn.

3. Định Dạng Animation Và Motion Graphics 2D

Motion graphics 2D là quá trình đưa yếu tố tĩnh từ text, đồ hoạ hay vector trở nên có chuyển động (motion). Còn Animation 2D được hiểu đơn thuần là phim hoạt hình với những tình huống có mô tả nhân vật theo cốt truyện.

Đây là kiểu bài giảng nâng cao và có chi phí khá cao nếu so sánh với 2 loại bài nói trên. Motion graphics 2D sẽ phù hợp khi ra mắt sản phẩm dịch vụ mới hoặc như là khởi đầu cho một module bài giảng bất kỳ. Animation 2D sẽ là sự lựa chọn để miêu tả các cảnh khó ghi hình trong thực tế với chi phí ghi hình cực cao và có thể dùng kỹ xảo để giảm bớt.

Xem thêm: Cách áp dụng Animation vào trong e-Learning hiệu quả

4. Định Dạng Quay Hình Doanh Nghiệp

Loại bài giảng này sẽ phù hợp với những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phong cách và truyền thông của doanh nghiệp, có các hình ảnh minh hoạ hay những cảnh quay chân thực nhất.

Với loại hình số hoá bài giảng trực tuyến thì chi phí trường quay sẽ tương đối cao và thay đổi tuỳ theo nhu cầu. Nhìn tổng thể, mỗi thiết bị quay hiện trường sẽ gồm khoảng 1 đến 2 máy quay FULL HD hoặc 4k, những công cụ hỗ trợ khác như đèn phát sáng, đèn hắt sáng, chân máy, gimbal, steadycam, dolly, . .. Chi phí nhân sự cho bộ phận sản xuất sản phẩm bao gồm quay phim, diễn viên, kỹ thuật ánh sáng, âm thanh, vv Có thể xem như một đoàn làm phim thu nhỏ nhằm sản xuất ra các tác phẩm nghệ thuật.

5. Định Dạng Stock Video

Với những doanh nghiệp đang tìm hiểu về các định dạng e-Learning mới trong tổ chức của họ thì chắc hẳn đã từng nghe đến cái tên “Stock Video” như một giải pháp e-Learning hợp lý và phù hợp với mọi yêu cầu. Vậy Stock video là gì, sử dụng định dạng này khi nào là thích hợp? Hãy cùng tìm hiểu về định dạng e-Learning này thông qua video dưới đây nhé!

6. Định Dạng Gamification

Gamification (mô phỏng) là một trong những công cụ bắt buộc để đào tạo doanh nghiệp, đó là việc áp dụng các nguyên lý, thành tố của thiết kế game vào mọi lĩnh vực với mục đích làm người chơi cảm thấy hứng thú và tương tác nhiều hơn nữa. Vậy định dạng Gamification được ứng dụng vào thực tế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu 4 ví dụ trò chơi hoá trong đào tạo doanh nghiệp thông qua video trên đây!

Kết

Để học viên tương tác tốt hơn với từng bài giảng, doanh nghiệp không nên sử dụng cố định một dạng bài giảng nhất định mà nên phối hợp đa dạng các đinh dạng bài giảng với nhau để tăng độ phong phú và thu hút cho nội dung đào tạo. Với kinh nghiệm gần 10 năm triển khai e-Learning, OES luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và đồng hành giúp học viên dễ dàng ứng dụng nền tảng số hoá, e-Learning hiệu quả cao.

Liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào Tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam sẽ có những tư vấn chuyên sâu về e-Learning và số hoá bài giảng mới nhất!