Hybrid Learning Là Gì – Sự Khác Biệt Với Blended Learning?

e-Learning đang trên đà phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng lên đến 900% kể từ năm 2000 và chi tiêu toàn cầu cho lĩnh vực này (Ed-tech) sẽ tăng từ 152 tỷ USD (2008) lên thành 342 tỷ USD (2025) . Tương lai của ngành giáo dục & đào tạo sẽ phụ thuộc rất lớn vào công nghệ với sự phát triển của hình thức học mới: Hybrid LearningBlended Learning. 

Ở bài viết này, hãy cùng OES khám phá chi tiết về hình thức học mới “Hybrid Learning” và sự khác biệt của nó so với Blended Learning, cũng như tiềm năng phát triển to lớn của loại hình đào tạo này.

Xem thêm: Xu hướng chủ đạo 2022: Ứng dụng e-Learning trong đào tạo nhân sự

1. Hybrid Learning Là Gì?

Hybrid Learning – Đào tạo hỗn hợp – là một phương pháp học để học viên có thể cùng trải nghiệm lớp học thực và lớp học ảo đồng thời cùng lúc. Đây là một hình thức giảng dạy mới, trong đó học viên không bị giới hạn như những lớp học truyền thống thông thường. Hybrid learning cho phép người học tiếp cận và sử dụng mọi nguồn tài nguyên của khóa học bất kỳ khi nào họ cần. Giảng viên sẽ giảng dạy cho 2 nguồn học viên (trực tiếp và qua lớp ảo) cùng một lúc bằng việc dùng những phương tiện hay công cụ như video conference.

Để làm sáng tỏ thêm cho khái niệm mới này, OES sẽ đưa ra một ví dụ của Long và Hiếu – 2 sinh viên đang theo học cùng một lớp quản lý. Họ phải tham dự một lớp học lúc 2:00 chiều. Long tham gia lớp học trực tiếp trong khi Hiếu thì tự học online ở nhà bằng việc truy cập vào ứng dụng/hệ thống LMS của đơn vị đào tạo. Bài giảng khoá học và tài liệu được phát trực tiếp trên LMS để mọi học viên đều có thể theo dõi. Điều này giúp Long và Hiếu dễ dàng tham gia học cùng một bài giảng theo cách mà họ muốn.

2. Blended Learning Là Gì?

Phổ biến hơn so với Hybrid Learning, Blended Learning là hình thức học kết hợp của phương pháp truyền thống và những tài liệu online được xuất bản trên một hệ thống LMS. Đối với phương pháp học mới này, học viên chủ yếu sẽ tiếp thu thông tin từ các bài giảng trên LMS và sau đó tham gia vào các lớp học truyền thống để thảo luận trực tiếp với giảng viên những gì mà họ còn chưa hiểu rõ. 

Quay lại với trường hợp của Long và Hiếu sẽ thấy rõ điểm khác biệt giữa Hybrid và Blended. Trong trường hợp này, Long và Hiếu không có lựa chọn tham gia lớp học trực tiếp. Cả hai đều phải tham dự lớp học trực tiếp nhưng được truy cập bài giảng online để học và ôn tập.

Xem thêm: Blended Learning là gì? Có phải là giải pháp ưu tú cho đào tạo nhân sự 2022?

3. Sự Khác Biệt Giữa Hybrid Learning Và Blended Learning

Sự khác biệt cơ bản giữa Hybrid và Blended là mối liên hệ giữa học tập trên lớp và học tập online. Trong Blended Learning, lớp học online trên LMS có vai trò bổ sung cho việc học trực tiếp trên lớp, tức là chỉ mang vai trò hỗ trợ. Về phía Hybrid Learning, lớp học offline và lớp học online có tính chất tương đương và có thể bổ sung và thay thế  lẫn nhau. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng OES tìm những điểm khác trên sơ đồ sau:

hybrid-learning

Đối với Hybrid Learning, việc học tập diễn ra tại lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến vào cùng một thời điểm. Tài liệu luôn luôn sẵn sàng ngay cả trong và ngoài giờ học. Mô hình này đã trở nên phổ biến và thành công vào thời điểm đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động bị gián đoạn. Điều này cũng đúng khi ứng dụng trong việc giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực của nhiều công ty, giúp liên tục phát triển kỹ năng của học viên mà không có trở ngại từ bệnh dịch.

Đối với Blended Learning, học viên tận dụng thời gian rảnh rỗi để tích lũy thêm kinh nghiệm và không phải lệ thuộc vào giảng viên hay tham khảo những bài giảng có sẵn trên LMS. Hình thức này đã phát triển ngay từ trước khi đại dịch xảy ra và càng trở nên phổ biến hơn nữa trong những năm vừa qua. Xét về mặt giảng dạy trong các nhà trường, Blended Learning giúp giảm bớt những nguồn lực bị cắt giảm mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra khi họ chỉ phải thực hiện một phần nhỏ nội dung học với sự hướng dẫn và trả lời trực tiếp của học viên.

4. Lợi Ích Của Việc Kết Hợp Hybrid Learning Và Blended Learning

Lợi Ích Chung

  • Truy cập thông tin và tài liệu khóa học online mọi lúc, mọi nơi.
  • Giảm thời gian học tập do tài liệu được lưu online trên hệ thống, loại bỏ chi phí in tài liệu.
  • Chấm điểm, kiểm tra bằng công cụ có sẵn trên hệ thống LMS.
  • Hệ thống đo lường, đánh giá chính xác, giúp người quản lý biết rõ điểm yếu của học viên, qua đó có biện pháp khắc phục phù hợp.

Lợi Ích Riêng Của Hybrid Learning

  • Cho phép truy cập từ xa các khóa học, loại bỏ rào cản địa lý.
  • Nâng cao hiệu suất của học viên bằng việc để họ tự lựa chọn học tập ưa thích và phù hợp với bản thân.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian do không bị bó buộc bởi lớp truyền thống.

Lợi Ích Riêng Của Blended Learning

  • Tăng khả năng tương tác của học viên với giảng viên và giữa học viên với nhau.
  • Trao cơ hội bình đẳng cho mọi người: Tất cả phải có lượng kiến thức giống nhau.

5. Những Thách Thức Của Doanh Nghiệp Khi Sử Dụng Hai Hình Thức Này

Đối với Blended Learning, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc lựa chọn các bài giảng, giáo trình thích hợp. Cụ thể, cần cân nhắc và quyết định đâu là nội dung nên truyền tải online qua LMS, đâu là thông tin cần được trao đổi trực tiếp với giáo viên đứng lớp.

Đối với Hybrid Learning, thách thức nằm ở khía cạnh công nghệ thông tin và cụ thể liên quan tới kết nối Internet. Việc đảm bảo nhân sự có thể tiếp cận và tham gia lớp học ảo thuận tiện, dễ dàng trong suốt thời gian giảng dạy mà không mất tập trung không phải là một vấn đề dễ dàng.

6. Kết

Với những tác động không nhỏ từ đại dịch COVID-19, chẳng bao lâu nữa nhiều tập đoàn, công ty sẽ áp dụng 2 hình thức trên trong việc đào tạo nhân viên của họ. Điều này sẽ giúp giải phóng nguồn lực có thể cắt giảm mà lâu nay được dành cho công tác đào tạo. Hiệu quả được đảm bảo trong khi chi phí có thể giảm cũng là mục tiêu mà các tổ chức hướng tới.

Liên hệ ngay OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam sẽ có tư vấn kỹ về e-Learning và số hoá bài giảng!