Hệ Thống E-Learning Và Những Ưu, Nhược Điểm Trong Đào Tạo Doanh Nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều những đơn vị, tổ chức mong muốn ứng dụng hệ thống e-Learning vào quá trình đào tạo nội bộ nhưng lại nắm bắt được rõ những ưu và nhược điểm của phương thức này. Nếu chưa có cái nhìn rõ ràng nhất về e-Learning, mời các doanh nghiệp tham khảo ngay trong bài viết này cùng OES nhé.

Xem thêm: L&D Là Gì? Vì Sao Bộ Phận L&D Cần Thiết Với Doanh Nghiệp?

1. Hệ Thống E-Learning Là Gì?

e-Learning là phương pháp học tập hoàn toàn trực tuyến chứ không phải cần phải đến lớp. Phương pháp này đã có mặt tại Việt Nam từ khá lâu nhưng lại dần phổ biến và trở thành phương thức học tập, đào tạo được ưa thích nhất trong thời điểm đại dịch COVID-19. Có 2 loại hình e-Learning đang ứng dụng phổ biến trong học tập và đào tạo là:

  • Học tập qua các video đã được quay sẵn từ trước: Đây là những bài học đã được ghi lại từ trước với đầy đủ nội dung chương trình cùng tư liệu đính kèm để học viên có thể lựa chọn. Người học sẽ được phép tham gia học bất kì lúc nào mà không gặp hạn chế về mặt thời lượng.
  • Học tập bằng cách tương tác với giảng viên bằng video: Với loại hình này, học viên và giảng viên sẽ bước vào một buổi học giống như phương pháp truyền thống. Điều đặc biệt là thay vì sử dụng bảng, giảng viên sẽ sử dụng slides để giảng dạy. Các tài liệu học sẽ được cung cấp trước hoặc sau buổi học. Nếu học viên không tham dự đúng giờ có thể sẽ bỏ lỡ buổi học.

2. Ưu Điểm Của Hệ Thống E-Learning

Trước hết, ta sẽ nhận thấy ở hệ thống e-Learning sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật.

2.1. Tiết Kiệm Chi Phí Đào Tạo

Tất cả những chi phí như thuê mướn địa điểm, tìm giảng viên, in tài liệu, mua các trang thiết bị dạy học hay chi phí di chuyển cho nhân sự,… sẽ được cắt giảm nếu doanh nghiệp áp dụng hệ thống e-Learning. Với việc lưu trữ khối lượng thông tin khổng lồ, hệ thống e-Learning có thể lưu lại mọi nội dung bài học, tài liệu tham khảo và bài tập của học viên. Từ đó nhân sự của doanh nghiệp sẽ có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi mà không bị hạn chế về thời gian và địa điểm.

2.2. Hiệu Quả Đào Tạo Được Nâng Cao

Hệ thống e-Learning sẽ cho phép tổ chức đào tạo cho cả nghìn nhân sự trong thời gian ngắn, nhanh chóng mà không cần tham gia những buổi học trực tiếp. Nhờ đó, số lượng nhân sự thông thạo những kĩ năng thiết yếu phục vụ công việc gia tăng thêm rõ rệt, đồng thời hiệu quả công việc cũng sẽ được cải thiện.

2.3. Chuẩn Hoá Nội Dung Đào Tạo

Nếu áp dụng phương pháp e-Learning thì mỗi bài học sẽ được thiết kế theo quy chuẩn rõ ràng và được tổ chức theo một lộ trình chặt chẽ. Điều này không giống với những nội dung học tập phải phụ thuộc nhiều vào các giảng viên.

2.4. Đồng Bộ Trên Nhiều Nền Tảng

Doanh nghiệp nên áp dụng giải pháp e-Learning để nhân sự được đào tạo trên các nền tảng khác nhau từ máy tính đến điện thoại di động hay thậm chí là cả máy tính bảng đều có thể kết nối.

2.5. Quản Lý Quá Trình Đào Tạo Dễ Dàng

Phương thức này sẽ giúp cho các nhà đào tạo giám sát được tiến độ học tập của nhân sự một cách rõ ràng, chính xác thông qua hệ thống thông tin dữ liệu đã được cung cấp. Từ đó nhà quản lý có thể dễ dàng đề ra các hoạt động, chiến lược thích hợp nhằm khuyến khích việc học tập của nhân sự.

3. Nhược Điểm Của Hệ Thống E-Learning

Bên cạnh các ưu điểm đã phân tích ở trên, khi áp dụng e-Learning trong đào tạo doanh nghiệp cũng gặp phải một số nhược điểm nhất định

3.1. Thiếu Tính Tương Tác Trong Quá Trình Đào Tạo

Khi áp dụng giải pháp e-Learning thì người học sẽ chỉ chủ động đặt câu hỏi khi họ thật sự cần tìm hiểu về vấn đề đó. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng học viên không sẵn sàng đưa ra câu hỏi khi không nắm rõ bài học. Trong khi đó, theo phương pháp truyền thống, giảng viên sẽ chỉ định cụ thể một người trả lời câu hỏi hay nêu ra quan điểm về cách hiểu bài của họ.

3.2. Đòi Hỏi Tinh Thần Tự Giác Cao

Phương pháp đào tạo này đòi hỏi người học phải biết chủ động với việc học thì mới đạt kết quả tốt. Nếu như nhân sự chỉ học tập khi bị bộ phận đào tạo thúc ép, không tự đọc và nghiên cứu tài liệu thì khả năng lĩnh hội các tri thức để ứng dụng cho công việc thực tế là rất thấp.

3.3. Người Làm Đào Tạo Cần Phải Sở Hữu Kiến Thức Về Số Hoá Nội Dung

Khi sử dụng hệ thống e-Learning trong đào tạo nhân sự đòi hỏi người làm đào tạo phải biết cách chuyển đổi những bài học hay tài liệu truyền thống thành các bài giảng điện tử.

Kết

Tóm lại, thông qua bài viết trên, OES hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn những ưu và nhược điểm khi sử dụng hệ thống e-Learning trong hoạt động đào tạo. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có nội dung số hóa hay đang mong muốn tìm kiếm một đơn vị uy tín để triển khai e-Learning, LMS và số hóa bài giảng, hãy liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất nhé!