Gamification Là Gì? Xu Hướng e-Learning Mới Nhất Dành Cho Doanh Nghiệp

Gamification là gì? Gamification là một trong các định dạng phổ biến nhất khi nói về e-Learning và số hoá bài giảng. Định dạng này giúp các bài giảng điện tử thêm phần thú vị, sống động và mới mẻ hơn. Ở bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu xem Gamification là gì và liệu định dạng mô phỏng game trên có nằm trong xu hướng e-Learning 2023 hay không.

Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng khóa học trực tuyến hiệu quả?

I. Gamification Là Gì?

Gamification (trò chơi mô phỏng) trong e-Learning là hình thức áp dụng các định dạng của trò chơi để tăng cường sự tương tác và hấp dẫn dành cho học viên đối với việc học trực tuyến. Nhờ có những sự tương tác mới mẻ của Gamification, các bài giảng e-Learning trở nên cuốn hút và mang đến nhiều hiệu quả hơn so với hình thức học tập thông thường.

Đối với nhiều người, nhắc tới Gamification là nhắc tới những câu đố hay những câu hỏi thăm dò ý kiến. Thế nhưng, hòa vào tốc độ thay đổi chóng mặt của thời đại 4.0, Gamification đã có thêm nhiều cải tiến mới với nhiều hình thức các trò chơi khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển này giúp cho các nhà cung cấp và phát triển e-Learning có thêm nhiều lựa chọn hơn khi quyết định triển khai số hóa bài giảng ở doanh nghiệp.

Xem thêm: Xu hướng Gamification trong số hóa nội dung

II. Gamification Được Sử Dụng Trong e-Learning Như Thế Nào?

Nhắc đến việc ứng dụng Gamification trong e-Learning tức là nhắc tới việc sử dụng kết hợp các yếu tố khiến trò chơi trở nên trực quan và sinh động hơn. Qua đó giúp tăng trải nghiệm và sự hứng thú của học viên trong quá trình học tập trực tuyến. Để sử dụng định dạng Gamification trong e-Learning hiệu quả, nhà phát triển cần chú trọng kết hợp các yếu tố sau:

1. Cốt Truyện

Hãy xây dựng một cốt truyện đủ hấp dẫn, thú vị để giữ chân học viên và khiến họ hào hứng trong suốt quá trình học tập. Trong cốt truyện đó, người học sẽ được nhập vai và lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ, cũng chính là từng phần của chương trình đào tạo e-Learning.

2. Hình Ảnh Trực Quan

Giao diện bắt mắt với hình ảnh trực quan, có tính thẩm mỹ sẽ khiến khóa học e-Learning trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều người tham gia hơn. Hãy kết hợp những tone màu tươi sáng và đồ họa để có thể kích thích thị giác của học viên.

3. Các Cuộc Thi, Bài Kiểm Tra

Tính cạnh tranh là chất xúc tác tuyệt vời để cải thiện hiệu quả học tập. Khi triển khai Gamification, hãy cho phép học viên có cơ hội cạnh tranh lành mạnh với nhau để tăng động lực học tập. Ngoài ra có thể cân nhắc công khai bảng thành tích học tập chung để học viên biết tiến độ học tập của mình như thế nào so với người khác.

4. Thử Thách

Hãy xây dựng những nhiệm vụ ban đầu ở mức dễ và tăng dần độ khó trong suốt quá trình học tập. Điều này không chỉ giúp học viên bắt nhịp với tiến độ học tập mà còn khiến họ sẵn sàng cho những thử thách khó khăn hơn bằng cách áp dụng những gì họ đã tích lũy được trong suốt quá trình học tập e-Learning trước đó.

5. Phần Thưởng

Phần thưởng là một điều không thể thiếu nếu muốn thúc đẩy động lực học tập của nhân viên. Hãy tạo ra những phần thưởng khuyến khích như huy hiệu, chứng chỉ, huy chương hoặc mở khóa các cấp độ mới cao hơn khi học viên hoàn thành từng phần học cụ thể. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy tự hào về thành tựu đã đạt được và sẵn sàng học tập nhiều hơn nữa.

6. Phản Hồi

Cung cấp phản hồi ngay lập tức khi hoàn thành một chương trình học hay một bài kiểm tra là một cách thức tuyệt vời để giữ chân học viên tiếp tục quá trình học tập. Vì thông qua phản hồi, học viên có thể dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của bản thân và rút ra những bài học cần cải thiện trong mỗi giai đoạn khác nhau của Gamification.

III. 4 Chiến Lược Đỉnh Cao Áp Dụng Gamification Vào Thiết Kế Khóa Học Trực Tuyến

Chiến Lược 1: Khuyến Khích Người Học Tương Tác Khóa Học Trực Tuyến

Hiện nay, một số khóa học trực tuyến chỉ yêu cầu học viên đọc hoặc xem video, sau đó ghi chép lại những thông tin trong một bài luận đơn giản. Tuy nhiên, điều này vô hình chung làm giảm sự thu hút của bài giảng cũng như hứng thú của người học.

Xem thêm: Xu hướng Gamification giai đoạn 2022 – 2025 cho doanh nghiệp (Phần 1)

Người học nên được tăng cường sự hiểu biết của họ về nội dung cũng như nâng cao mức độ tương tác với nội dung xuyên suốt khoá học thông qua Gamification. Giảng viên nên kết hợp những hoạt động tương tác để tạo mối liên kết giữa nội dung học tập và kiến thức trong cuộc sống thực tế. Các hoạt động có thể bao gồm cả việc kết hợp những quan sát thực tế đến đưa ra các tình huống dựa trên vấn đề, trong đó giảng viên phân tích vấn đề và tìm kiếm các phương pháp để khắc phục các lỗ hổng của vấn đề.

Chiến Lược 2: Tăng Cường Hoạt Động Nhóm Trong Khóa Học Trực Tuyến

Sau khi thúc đẩy sự tương tác và tham gia của người học với giảng viên, giai đoạn tiếp theo là xây dựng sự hợp tác giữa các học viên. Thông thường, giảng viên sẽ cảm thấy việc hoạt động nhóm trong môi trường trực tuyến online là một nhiệm vụ gần như là bất khả thi. Tuy nhiên, thông qua việc áp dụng những chiến lược đơn giản, làm việc nhóm sẽ là cách tiếp cận liền mạch và có lợi để xây dựng và thiết kế những khoá học sau này.

Chiến Lược 3: Phát Triển Một Cấu Trúc Khóa Học Trực Tuyến Rõ Ràng, Nhất Quán

Để xây dựng nên một môi trường trực tuyến thu hút với học viên, các khóa học cần phải có cấu trúc rõ ràng, nhất quán cũng như có khả năng điều hướng trực quan. Mỗi mô-đun nên có cấu trúc giống hoặc tương tự lẫn nhau. Vị trí của tài liệu, bài tập, nhiệm vụ,.. luôn phải ở cùng một vị trí và định dạng để tránh gây khó khăn trong quá trình sử dụng cho học viên.

Chiến Lược 4: Hoàn Thành Đánh Giá, Phản Hồi Của Học Viên Sau Khóa Học Trực Tuyến

Có thể nói rằng, một khóa học online thành công là khi học viên hoàn thành trải nghiệm của họ một cách trọn vẹn từ khi bắt đầu đăng ký học cho đến khi gửi lại feedback.

Các học viên sử dụng quá trình này để đánh giá kết quả khoá học của họ qua lăng kính khách quan. Một số cách khác đánh giá mọi khía cạnh của khoá học là qua phản hồi của học viên và bằng cách sử dụng những kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm xuyên suốt một khoá học. Cuối cùng, giảng viên có thể dựa trên sự phản hồi của người học để cải thiện khoá học cả về kiến thức và các vấn đề kĩ thuật.

Xem thêm: Xu hướng Gamification giai đoạn 2022 – 2025 cho doanh nghiệp (Phần 2)

Kết

Không có lý do gì khiến Gamification nằm ngoài xu hướng đào tạo trực tuyến trong năm 2023 sắp tới. Học tập dựa trên trò chơi dự kiến sẽ tăng 4 lần lên gần 9200 tỷ USD vào năm 2023, thể hiện tốc độ CAGR là 19,2% trong 6 năm (CAGR – Compounded Annual Growth Rate – Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép). Do đó, Gamification luôn luôn được đánh giá sẽ trở nên bùng nổ hơn nữa trên thị trường e-Learning.

Liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning và số hóa bài giảng!