Công Nghệ Số Là Gì? Xu Hướng Trong Doanh Nghiệp Trên Toàn Cầu

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động doanh nghiệp đã và đang trở thành trào lưu trên toàn thế giới. Vậy công nghệ số là gì và nó đem lại những lợi ích thế nào cho doanh nghiệp? Cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Số Hóa Tài Liệu: Giải Pháp Lưu Trữ Thông Tin Hoàn Hảo Cho Doanh Nghiệp

I. Công Nghệ Số Là Gì?

Công nghệ số là những giải pháp công nghệ có thể áp dụng vào doanh nghiệp nhằm thay đổi hình thức kinh doanh truyền thống sang hiện đại, tối ưu hoá về mặt quy trình, nhân sự và phương pháp quản lý. Ứng dụng công nghệ số sẽ mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển, sáng tạo trong cùng một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ các phương thức cũ. Bên cạnh đó công nghệ số sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm tải việc lưu trữ các văn bản, tài liệu,… bằng giấy, thay thế bằng hình thức lưu trữ online với nhiều lợi ích khác biệt. Đây cũng là lý do công nghệ số thường được biết tới với tên gọi “Văn phòng không giấy tờ”.

II. Lợi Ích Của Công Nghệ Số Đối Với Doanh Nghiệp

1. Tăng Cường Tính Gắn Kết Nội Bộ Doanh Nghiệp

Các mô hình làm việc truyền thống thường gây khó khăn trong việc kết nối giữa các bộ phận, phòng ban trong cùng một doanh nghiệp. Mỗi khi có vấn đề cần trao đổi thì nhân sự thường sẽ viết email, gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp để thảo luận, bàn bạc với nhau.

Nhưng khi ứng dụng công nghệ số vào hoạt động chung của doanh nghiệp, việc giao tiếp giữa các cá nhân và phòng ban sẽ trở nên dễ dàng hơn khi giờ đây họ chỉ cần sử dụng một ứng dụng chung để giao tiếp. Qua đó giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường tính gắn kết nội bộ trong doanh nghiệp.

2. Quản Trị Thông Minh Và Công Bằng Hơn

Cách quản lý cũ gây nên các lo ngại về sự khách quan và minh bạch trong công việc. Trong khi đó, ứng dụng công nghệ số giúp cho nhà quản lý dễ dàng thực hiện nhiệm vụ và giám sát công việc của các nhân viên. Các báo cáo do những nền tảng quản trị nhân sự cung cấp cũng có thể giúp quản lý có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về hoạt động của nhân sự và hoạt động giao việc đến mọi người có sự cân đối và công bằng hơn.

3. Cải Thiện Năng Suất Làm Việc

Các giải pháp công nghệ có thể giúp nhân sự trong doanh nghiệp rút ngắn thời gian làm việc, giảm bớt những thao tác rườm rà mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Ví dụ như khi sử dụng phần mềm bán hàng thì việc quản lý đơn hàng và kho hàng trở nên dễ dàng hơn nhờ vào những ứng dụng trong công nghệ số, thay vì người quản lý phải kiểm soát tất cả theo cách thủ công truyền thống.

4. Nâng Cao Lợi Thế Cạnh Tranh Trên Thị Trường

Áp dụng công nghệ số mang lại cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích khác biệt, điển hình ở việc doanh nghiệp có thể được kiểm soát dễ dàng hơn, hiệu suất công việc cũng được nâng cao hơn trước. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của công nghệ mới thích ứng kịp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Việc áp dụng công nghệ để nắm bắt thông tin của thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp không bị lạc hậu trong thời đại 4.0, từ đó nâng cao lợi thế cạnh trạnh trên thị trường.

5. Mang Lại Cơ Hội Học Tập Cho Nhân Sự

Công nghệ số mang tới cơ hội tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn cho nhân sự trong doanh nghiệp. Ngày nay, doanh nghiệp đã không cần đến những khoá đào tạo trực tiếp mà chuyển qua học online và quản lý bằng hệ thống LMS. Mỗi nhân sự chỉ cần có máy vi tính và điện thoại di động kết nối Internet là có thể học mọi lúc mọi nơi mà không gặp bất cứ rào cản nào. Điều này chính là cơ hội tuyệt vời giúp nhân sự liên tục trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới, từ đó dễ dàng giúp họ nâng cao và cải thiện hiệu suất làm việc.

Xem thêm: Quy trình số hoá tài liệu e-Learning cho doanh nghiệp

Kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về công nghệ số và những giá trị tích cực mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm môt giải pháp về công nghệ cho hoạt động đào tạo nội bộ thì hãy liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về số hóa bài giảng, LMS và e-Learning nhé!