[CASE STUDY] PEPSICO ĐÃ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG E-LEARNING NHƯ THẾ NÀO?

Pepsico là tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống hàng đầu thế giới, với sản phẩm được phân phối tới hơn 200 quốc gia. Tuy vậy, chính quy mô mang tính toàn cầu này lại là một trở ngại lớn trong việc triển khai đào tạo. Vậy PepsiCo đã làm thế nào? Tập đoàn này đã triển khai hệ thống E-learning ra sao? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé!

Về PepsiCo

Pepsico là tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống hàng đầu thế giới, với sản phẩm được phân phối tới hơn 200 quốc gia. Ngày càng phát triển mạnh mẽ, tính tới thời điểm hiện tại, tập đoàn này đã sở hữu đến 22 thương hiệu sản phẩm phải kể đến như Aquafina, Tropicana, Lipton,…

Thách thức

PepsiCo sở hữu đội ngũ sales khổng lồ, khoảng 15,000 nhân viên bán hàng rộng khắp châu Âu và châu Phi Hạ Sahara. Phần lớn nhân viên trong nhóm này sử dụng thiết bị cá nhân để truy cập dữ liệu thông qua tần số Wi-Fi khá “tồi tàn” và kém ổn định. 10,000/15,000 nhân sự cư trú tại Turkey, Nga và Nam Phi – những vùng khá tách biệt bởi chất lượng Internet thấp.

Hơn 95% đội ngũ nhân sự chỉ nói tiếng bản địa và biết tiếng Anh ở mức cơ bản. Theo một số thống kê, có đến 40 loại ngôn ngữ khác nhau trong cộng đồng sales của PepsiCo.

PepsiCo mong muốn điều gì?

Tập đoàn này tham vọng đào tạo kĩ năng bán hàng cho toàn bộ đội ngũ nhân sự. Thoạt đầu, đây là mục tiêu “không tưởng” bởi áp lực từ chi phí đi lại, gián đoạn lịch trình làm việc,… khiến việc đào tạo không thể diễn ra thường xuyên theo đúng kế hoạch. Việc giảng dạy và học tập cũng được phân từ trụ sở chính đến trung ương, rồi đến địa phương và cuối cùng mới đến các nhà quản lý và nhân viên bán hàng.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nếu tiếp tục triển khai theo hướng này, chiến lược đào tạo không thể đạt hiệu quả mong muốn và sẽ liên tục bị gián đoạn cộng thêm gánh nặng về chi phí và thời gian. Chưa kể đến chất lượng đào tạo sẽ không thể được đảm bảo bởi không phải tất những người quản lý cấp cao đều là những giảng viên tốt.

Giải pháp

PepsiCo nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đào tạo sao cho nhân viên và khách hàng có thể chủ động nhất. Bằng những chiến lược vô cùng thông minh, PepsiCo đã đạt được mục tiêu, đáp ứng được nhu cầu của người học.

Vậy giải pháp đó là gì?

PepsiCo đã áp dụng phương pháp Blended Learning (Nếu chưa rõ về phương pháp Blended Learning, bạn có thể tham khảo bài viết sau). Tập đoàn này lựa chọn nền tảng học tập của Totara, đồng thời sử dụng phần mềm offline dominKnow và tìm đến đơn vị chuyên cung cấp giải pháp, hệ thống E-learning để triển khai hệ thống quản trị học tập LMS. Sở dĩ giải pháp này được lựa chọn bởi tính linh hoạt (có thể truy cập trên mọi thiết bị) và tính bản địa hóa cao. Bên cạnh đó, PepsiCo cũng thúc đẩy những người quản lý hỗ trợ học tập cho nhân viên.

Tính kết nối giữa các giải pháp

Việc áp dụng nhiều giải pháp một lúc cần có tính đồng bộ cao để đem lại trải nghiệm liền mạch cho người học. PepsiCo đã tích hợp các giải pháp trên, cụ thể như sau: Khi một khóa học được tải lên Totara với lộ trình được ấn định từ trước, khóa học đó ngay lập tức khả dụng với đúng nhóm đối tượng cần xem trên nền tảng platform hoặc app khi được kết nối Internet, đồng thời người học có thể download về app dominKnow nếu có nhu cầu học tập offline. Kết quả sẽ được đồng bộ hóa trở lại ngay khi người học kết nối lại với Internet.

Để kích thích tối đa việc học tập trên hệ thống E-learning, PepsiCo đã tổ chức một cuộc thi tuyển dụng các “nhà vô địch địa phương” (local champion) để lan truyền văn hóa E-learning đến thị trường địa phương của họ, đồng thời phát triển quy trình bản địa hóa bài giảng để sử dụng các mô đun có sẵn trên Storyline.

Bên cạnh đó, PepsiCo cũng ngay lập tức bắt kịp xu hướng Microlearning để giảm rào cản về Internet lẫn lưu trữ cho người học.

->>> Microlearning là gì?

Kết quả: Tiết kiệm chi phí và có tầm ảnh hưởng cao

Như một hệ quả tất yếu của việc áp dụng công nghệ vào đào tạo hội nhập và đào tạo kĩ năng sale, kế hoạch đào tạo của PepsiCo luôn ưu tiên thiết bị di động (mLearning) và học tập chia nhỏ (Microlearning). Từ đó, học tập không còn bất cứ rào cản nào, dù ở quốc gia nào trên thế giới đi chăng nữa.

->>>> Phân biệt mLearning và e-learning

Về chi phí đào tạo của PepsiCo, ước tính rằng chi phí cho mỗi bài giảng hoạt động trong năm 2017 là $0.2, đây cũng là năm có số lượng bài giảng gấp đôi năm trước đó. Trong 8 tháng đầu của 2017, hơn 40.000 bài giảng được duy trì trên nền tảng platform và 40.000 bài khác hoạt động trên app. Trong khi tại quốc gia Anh chỉ có 2 mô-đun “sống”, họ vẫn giảm được thời gian đào tạo hội nhập từ 10 ngày xuống 5 ngày, tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

 

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về hệ thống E-learning cũng như cách thức triển khai, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Làm thế nào để tối ưu chi phí bài giảng E-learning?