Cách Tiết Kiệm Tối Đa Chi Phí Xây Dựng e-Learning Cho Doanh Nghiệp

Mức chi phí xây dựng e-Learning là một khoản chi tiêu đáng kể khi doanh nghiệp bắt tay vào việc triển khai e-Learning, liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo sau này. Có thể coi mức chi phí bỏ ra tỉ lệ thuận với chất lượng đào tạo mà doanh nghiệp nhận lại. Song, không phải cứ cái gì đắt thì sẽ “xắt ra miếng”, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được tối ưu mức chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng các bài giảng số hoá.

Xem thêm: Hệ thống e-Learning LMS gồm những chi phí gì và cách tối ưu chi phí

I. Chi Phí Xây Dựng e-Learning Gồm Những Khoản Nào?

1. Xây Dựng Nền Tảng – Chi Phí Công Nghệ

Các bài giảng số hoá cần được đăng tải và lưu trữ trên một hệ thống quản lý học tập LMS thích hợp. Khi đưa ra sự lựa chọn, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ về giá bởi bất kể tính năng đặc biệt nào cũng đi kèm với một mức giá xứng đáng. Bởi vậy, hãy liệt kê những tính năng mà hệ thống bắt buộc phải có để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Các tính năng bổ trợ khác sẽ được cân nhắc dựa trên mức độ cần thiết.

Ngoài ra, một tiêu chí nưa cần lưu ý khi cân nhắc lựa chọn nền tảng công nghệ để triển khai LMS là dự kiến số lượng người học trên hệ thống. Để tránh việc quá tải xảy ra khi tất cả nhân sự cùng truy cập vào hệ thống gây tắc nghẽn, làm việc học bị gián đoạn thì điều này là rất cần thiết.

Xem thêm: Tối ưu chi phí đào tạo nhân sự với hệ thống LMS doanh nghiệp

2. Số Hoá Bài Giảng – Chi Phí Dành Cho Nội Dung

Mặc dù là loại chi phí nhất định phải có khi triển khai e-Learning nhưng chi phí dành cho nội dung – số hoá bài giảng vẫn còn bị xem nhẹ.

Chi phí cho việc số hoá bài giảng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bài giảng trực tuyến. Với khoản chi phí lớn, doanh nghiệp nên cân nhắc tới những định dạng mới mẻ, hiện đại nhất để truyền đạt nội dung giảng dạy như gamification, slideshow, tương tác kéo thả,…

Mặt khác, việc xây dựng nội dung không những mất thời gian lên ý tưởng, cốt truyện mà còn yêu cầu những kiến thức chuyên môn để nội dung đào tạo được truyền tải đúng, đủ và hấp dẫn. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc thù thì doanh nghiệp cần phải thuê ngoài những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể để lên nội dung đào tạo chuẩn xác. Đây là lúc các công ty dịch vụ số hoá bài giảng cần làm việc trực tiếp với giảng viên để đảm bảo các sản phẩm được hoàn thành đúng thời hạn, điều này sẽ khiến chi phí tăng lên một khoản đáng kể.

3. Chi Phí Duy Trì Hệ Thống

Hệ thống e-Learning sẽ không được tạo ra với mục đích sử dụng 1 lần duy nhất. Giải pháp này ra đời nhằm mục đích tái sử dụng nhiều lần với nhiều đối tượng tại các thời điểm khác nhau. Để làm được điều này, hệ thống phải luôn được duy trì ổn định. Mức chi phí này thường được tính theo bình quân đầu người sử dụng, truy cập hệ thống, càng nhiều người sử dụng thì chi phí bảo trì sẽ càng cao. Nhưng doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các gói chi phí bảo trì trọn gói hoặc tùy thuộc vào tình huống riêng biệt của mình.

II. Cách Tiết Kiệm Tối Đa Chi Phí Xây Dựng e-Learning Cho Doanh Nghiệp

1. Lên Kế Hoạch Cho Việc Triển Khai e-Learning

Với bất kỳ dự án thành công nào cũng bắt đầu với một kế hoạch được xem xét và cân nhắc kĩ càng. Việc triển khai e-Learning cũng vậy, khi xây dựng một khóa học e-Learning, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về tất cả các chi tiết để tránh những chi phí phát sinh không cần thiết. Cụ thể, doanh nghiệp cần tìm ra các module và định dạng bài giảng sẽ sử dụng, cũng như cách thực hiện đánh giá hiệu quả đào tạo về sau. Những chi tiết này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu đào tạo của mình và các công cụ phù hợp nhất cho công ty. Hãy nhớ nên chọn các module có ít sự phức tạp, vì khoá học càng có tính tương tác cao thì chi phí phát triển e-Learning cũng sẽ tăng.

Xem thêm: Làm thế nào khi chi phí số hóa bài giảng quá cao?

2.Luôn Cập Nhật Phần Mềm

Đây là một chi tiết mà đa số các Công ty, doanh nghiệp và tổ chức thường bỏ qua. Cập nhật xu hướng, phần mềm e-Learning sẽ giúp tạo ra sự khác biệt lớn trong ngân sách phát triển e-Learning. Khi doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống LMS, công cụ soạn thảo hoặc bất kỳ phần mềm nào trong quá trình phát triển khoá học, điều quan trọng là phải cập nhật thường xuyên. Thông thường, các bản cập nhật và nâng cấp được tính gộp ở bảng giá ban đầu, bởi vậy nếu doanh nghiệp yêu cầu triển khai tính năng này khi xây dựng e-Learning thì các giai đoạn tiếp theo sẽ không cần bỏ ra chi phí thêm để có những phiên bản nâng cấp mới nhất. Nếu doanh nghiệp cập nhật liên tục, tất cả các tính năng mới này sẽ làm cho phần mềm e-Learning luôn hoạt động tốt như mới.

Xem thêm: Cách thức số hóa đào tạo giúp doanh nghiệp cắt giảm chí cơ hội

Kết

Chung quy lại, chi phí xây dựng e-Learning cần được vạch ra rõ ràng trước khi doanh nghiệp thực sự bắt đầu triển khai để đảm bảo hiệu quả cao nhất, tránh những lãng phí không cần thiết. Nếu quy mô ở mức vừa và lớn thì doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị có chuyên môn trong e-Learning để được tư vấn và triển khai thay vì tự xây dựng từ đầu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm áp lực về đội ngũ nhân sự đồng thời đạt được mức chi phí tối ưu nhất.

Liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning và phần mềm LMS cho doanh nghiệp!