BÍ QUYẾT CHỤP ẢNH CHÂN DUNG TRONG STUDIO SIÊU ẤN TƯỢNG

Tại sao một số người được coi là “ăn ảnh” còn những người khác thì không? Một nhiếp ảnh gia cần phải làm gì để phá vỡ định kiến này khi chụp ảnh chân dung?

“Ăn ảnh” không liên quan gì đến vẻ ngoài của một người, mà thay vào đó là cách họ cảm nhận và cư xử trước ống kính. Nhiều người không cảm thấy ăn ảnh nên đã rất sợ chụp ảnh, thể hiện qua biểu cảm của họ. Công việc của những người chụp ảnh chân dung là phá vỡ những rào cản đó, giúp các đối tượng cảm thấy tự tin, và sau đó tìm ra các góc độ, tư thế và ánh sáng để làm nổi bật những điểm mạnh của họ. Không có gì tuyệt hơn là tạo ra một hình ảnh tuyệt đẹp cho một người nào đó tin rằng họ không ăn ảnh.

 

HIỂU THÔNG ĐIỆP TRONG BỨC ẢNH

Nhiều lời khuyên thường bắt đầu với việc bạn nên sử dụng ống kính hoặc máy ảnh nào. Mặc dù điều này khá quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố số một khi chụp ảnh chân dung. Trên thực tế, nhiều người đã chụp được bức ảnh tuyệt vời không phải bằng máy ảnh. Điều quan trọng nhất khi chụp ảnh chân dung là tìm hiểu chủ đề của bức ảnh. Cá tính là những gì sẽ xuất hiện trong ảnh và làm cho nó đẹp hơn.

Trước khi chụp ảnh, các bước thực hiện nên được lên kế hoạch. Mục tiêu và những gì bạn mong muốn đối với bức ảnh? Nếu đối tượng của bạn là một người vui vẻ thì hãy tìm cách đặt họ theo phong cách phù hợp với họ. Hãy nắm bắt tính cách của họ và truyền đạt nó trong bức ảnh. Điều này vừa giúp không khí buổi chụp thoải mái, vừa mang đến những bức ảnh hợp ý cả bạn và khách hàng.

ÁNH SÁNG

Bạn thường không phải lo lắng quá nhiều về ánh sáng khi chụp ảnh trong studio, nơi có đầy đủ đèn và các thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, để thiết lập một hệ thống ánh sáng phù hợp với đối tượng và nội dung chụp ảnh cũng cần cẩn thận và lựa chọn kỹ lưỡng.

Thông thường, có 3 kiểu chiếu sáng mà hầu hết mọi người đều sử dụng:

  • Low key: ánh sáng nhiều màu tối và bóng (về cơ bản, điểm nhấn thường hướng đến các màu tối hơn trong ảnh)
  • High key: loại bỏ bóng (thường có nền trắng và màu rực rỡ)
  • Ánh sáng trung bình: hình ảnh rõ ràng nhưng vẫn có ánh sáng high key và low key

Bất cứ cách nào bạn chọn trong 3 cách chiếu sáng trên cũng phải phù hợp với phong cách của hình ảnh. Thông thường low key dành cho những bức ảnh chụp chân dung buồn, tâm trạng, high key tạo cảm giác vui vẻ, lạc quan. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, bất cứ quyết định nào cũng cần xem xét đến yếu tố đầu tiên: mục tiêu và thông điệp của bức ảnh.

 

CÁCH TẠO DÁNG – CHÚ Ý MẮT

Có rất nhiều bài viết và video hướng dẫn bạn cách tạo dáng khi chụp ảnh sao cho đẹp, chuyên nghiệp và ấn tượng. Tuy nhiên, đối với chụp ảnh chân dung, yếu tố cần chú ý đầu tiên đối với người mẫu là ánh mắt.

Nhìn vào máy ảnh sẽ tạo ấn tượng về sự thân mật, trong khi tránh máy ảnh (trong khi vẫn đối diện với ống kính) sẽ cho cảm giác ngại ngùng. Nhìn ra xa sẽ nhấn mạnh vào suy nghĩ, hoặc đối mặt với người thứ hai thường sẽ ám chỉ tình cảm hoặc một mối quan hệ nào đó

 

KHUNG HÌNH

Ngoài tạo dáng, người chụp ảnh chân dung phải chú ý cả định vị đối tượng trong khung hình.

Bên cạnh độ chính xác và nhạy bén được cung cấp bởi các ống kính chân dung 85mm, 100mm và 135mm truyền thống, bạn cũng có thể xem xét dải tiêu cự được cung cấp bởi zoom 24-70mm. Ở chế độ rộng nhất là 24mm, zoom này cho phép bạn chụp được nhiều môi trường xung quanh đối tượng. Ngay cả khi chụp với ống kính một tiêu cự, nên di chuyển vào và ra khi chụp, phóng to bằng chân chứ không phải ống kính.

Nếu bạn chụp ảnh chân dung trẻ em, thì đừng đặt ống kính ngang với mắt người lớn. Có thể đưa máy ảnh xuống ngang mức bọn trẻ sẽ giúp hình ảnh của bạn cá tính hơn và ấn tượng hơn. Điều tương tự cũng đúng với người lớn. Bức ảnh ngang tầm mắt giúp ảnh chụp chân dung của bạn truyền tải và kết nối tốt hơn.

 

THIẾT LẬP CAMERA

Về tốc độ màn trập, lưu ý không bao giờ sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn tiêu cự của ống kính.

Mỗi khi bắt đầu chụp, hãy xem xét góc độ quay để điều chỉnh phù hợp. Khi chụp với tiêu cự dài hơn 85mm và không cần trường ảnh sâu, hãy thử f/5.6. Ống kính sắc nét nhất ở khẩu độ này (hoặc ở f/8). Khi chụp chân dung, nên sử dụng strobe light để bạn có thể tận dụng độ nhạy sáng. Đặt ISO ở mức thấp nhất có thể để tối đa hóa chất lượng hình ảnh và giảm nhiễu.

 

Chụp ảnh chân dung đẹp và ấn tượng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn chú ý và làm tốt những yếu tố trên. Hãy ghi nhớ để có bức ảnh thật đẹp nhé.