Agile Scrum Là Gì? Lợi Ích Khác Biệt Và Tính Hiệu Quả Trong e-Learning

Agile được biết đến là một phương pháp quản lý dự án được sử dụng phổ biến trong ngành phát triển phần mềm. Thế nhưng trong thời gian gần đây, Agile dần được áp dụng nhiều hơn bởi các nhóm sản xuất e-Learning do độ hiệu quả và tính đa năng của nó, cho phép quá trình phát triển đào tạo nhanh chóng và linh hoạt với các nhu cầu từ thị trường. Nổi bật trong số đó, Agile Scrum là một quy trình đang được các doanh nghiệp đón đầu và tin tưởng sử dụng như một xu hướng phát triển Agile mới. Vậy Agile Scrum là gì? Lợi ích khác biệt và tính hiệu quả của nó trong e-Learning ra sao? Cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Xu hướng Agile Learning cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số  

Agile Scrum Là Gì?

Agile Scrum là một quy trình cho phép đội ngũ dự án phát triển phần mềm tập trung vào việc cung cấp các giá trị kinh doanh trong thời gian ngắn nhất có thể (theo sprint) bằng cách test nhanh chóng và liên tục phần mềm hoạt động thực tế. Trong e-Learning, Agile Scrum được xem là hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin chương trình và nội dung đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp và các bên liên quan.

Xem thêm: Agile là gì? Tại sao đào tạo Agile quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp?

6 Lợi Ích Khác Biệt Của Agile Scrum Trong e-Learning 

1. Đáp Ứng Nhu Cầu Và Sự Thay Đổi Linh Hoạt Của Thị Trường 

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, khi nhắc tới nguồn nhân lực và hệ thống vận hành đào tạo của doanh nghiệp, không có điều gì đảm bảo sự cố định của những yếu tố trên. Trong quá trình triển khai e-Learning cho doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có vô số vấn đề phát sinh như: yêu cầu sửa đổi & bổ sung nội dung, thay đổi quy trình hoặc yêu cầu phát sinh từ lãnh đạo… 

agile-scrum-la-gi-loi-ich-khac-biet-va-tinh-hieu-qua-trong-e-learning

Chính vì thế, các nhà phát triển cần có khả năng thay đổi và điều chỉnh phương án một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây chính là lúc Agile Scrum chứng minh được giá trị: Nó cho phép họ làm điều đó nhờ khả năng chấp nhận và phản hồi thay đổi thông qua những lần test liên tục lặp lại thường xuyên.

2. Cung Cấp Nhiều Cơ Hội Phản Hồi Hơn 

Trong mỗi quy trình phát triển e-Learning Agile, các khóa học đào tạo thường xuyên được lặp lại tuần hoàn trên nền tảng vận hành. Với mỗi bản phát hành mới, nhân viên tham gia đào tạo có thể cung cấp phản hồi trực tiếp để đưa vào thiết kế trong quá trình sản xuất tiếp theo, thay vì chỉ được học và tiếp nhận kiến thức đào tạo một cách thụ động.

3. Đáp Ứng Mong Muốn Và Nhu Cầu Của Nhân Viên Một Cách Hiệu Quả 

Trong hầu hết các trường hợp, những dự án đào tạo trực tuyến thường yêu cầu xây dựng một yếu tố độc đáo cho tổ chức để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân sự và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì không có một khuôn mẫu sẵn, những thách thức cố hữu trong quá trình xây dựng và diễn giải thành kế hoạch L&D và áp dụng có hiệu quả vào đào tạo cho nhân viên là một điều không thể tránh khỏi. 

Nhưng với Agile Scrum, không chỉ có những nhà phát triển mà ngay cả nhân viên cũng trở thành một phần không thể thiếu của quy trình xây dựng đào tạo, khiến khóa đào tạo e-Learning là kết quả hoàn hảo của một tập thể thay vì chỉ đến từ một vài cá nhân chủ chốt.  

4. Hỗ Trợ Phát Triển Nhanh Chóng 

Với đặc tính nhanh chóng và liên tục, Agile Scrum có thể hỗ trợ phát triển linh hoạt với tốc độ lớn, giúp nhà phát triển cập nhật thông tin trực tiếp tại chỗ với nhân viên, cắt giảm đáng kể những thời gian chết trong quy trình phản hồi và đánh giá kéo dài. Vì chương trình đào tạo được xây dựng và phát triển theo từng bước, nên cả nhân viên và người quản lý đều có thể tập trung vào một dải nội dung chi tiết nhỏ hơn, đảm bảo sự hoàn hảo và chính xác trước khi tiếp tục.

5. Cải Thiện Kết Quả Thông Qua Thử Nghiệm Liên Tục 

Trong quy trình ADDIE [Analysis (Phân tích), Design (Thiết kế), Development (Phát triển), Implementation (Thực thi) và Evaluation (Đánh giá)], việc kiểm tra và rà soát lại khóa đào tạo thường được để cho đến khi phiên bản đầy đủ của sản phẩm được ra mắt. Điều này khiến cho công tác khắc phục và sửa chữa vấn đề trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, thử nghiệm là một phần vô cùng quan trọng của quy trình Agile Srum, được tích hợp trong mỗi lần lặp lại gia tăng. Chính vì thế, kết quả sản phẩm sau cùng thường sẽ có ít lỗi hơn do được thử nghiệm liên tục trong suốt quá trình xây dựng và phát triển khóa học e-Learning.

6. Đẩy Mạnh Giao Tiếp Và Hợp Tác 

Agile Scrum là một quá trình hợp tác giữa các nhà quản lý, chuyên gia, nhà phát triển thông qua các buổi tham vấn và hội đàm. Có thể thấy, sự gia tăng trong giao tiếp này mang lại lợi ích toàn vẹn cho đôi bên khi có ít hiểu lầm và xung đột, cũng như mức độ cam kết nhóm cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó Agile Scrum cũng là một cách thức tiếp cận tuyệt vời để tăng cường sự đóng góp vào công tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực chung của doanh nghiệp cho mỗi cá nhân trong tổ chức.  

Xem thêm: Agile Leadership là gì? Ứng dụng phương thức lãnh đạo theo nguyên lí Agile trong doanh nghiệp

Kết

OES hy vọng sau bài viết này, bạn đã nắm được khái niệm Agile Scrum là gì và những lợi ích và tính hiệu quả của Agile Scrum trong e-Learning – Đào tạo trực tuyến. 

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và xây dựng bộ chương trình đào tạo trực tuyến đạt chuẩn chất lượng, tốt nhất cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn thêm về quy trình triển khai theo khung Agile Scrum mới nhất!