Agile Leadership Là Gì? Ứng Dụng Agile Leadership Trong Doanh Nghiệp

Nhu cầu nâng cao và phát triển năng lực của nhân sự và phát triển nguồn lao động chất lượng cao đang là mối bận tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần sở hữu một đội ngũ quản lý tiềm năng với sự lãnh đạo đúng đắn của nhà lãnh đạo, được đào tạo bài bản và có năng lực tư duy tốt. Và trong đó, Agile Leadership nổi lên như một phương thức lãnh đạo hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Xem thêm: Xu hướng Agile Learning cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số  

Agile Leadership là gì?

Agile Leadership (Lãnh đạo nhanh nhẹn) là khả năng lãnh đạo và thích ứng nhanh với những biến động trong nội bộ doanh nghiệp cũng như thay đổi từ môi trường bên ngoài của người lãnh đạo hoặc đứng đầu tổ chức. Agile Leadership giúp đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với những yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả với chi phí tiết kiệm mà không ảnh hưởng tới chất lượng chung của công việc.

Mô Hình 3C 

Lãnh đạo là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong hành trình dẫn dắt và định hướng sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lãnh đạo không chỉ là người thúc đẩy tinh thần làm việc mà còn là người kiểm soát và đưa ra chiến lược phát triển của tổ chức. 

Mô hình 3C liên quan tới sự dẫn dắt và quản lý trong mỗi doanh nghiệp. 3C là viết tắt của Communication (Giao tiếp), Commitment (Cam kết) và Collaboration (Cộng tác).

Giao tiếp: Đây là một nguyên tắc cốt lõi giúp mỗi cá nhân và tập thể đạt được thành công trong mỗi dự án. Việc xây dựng và duy trì liên tục những sự thay đổi trong một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc giao tiếp hiệu quả và kịp thời. Những người lãnh đạo cần thường xuyên xem xét lại tầm nhìn, giá trị, định hướng của công ty để kịp thời có những thay đổi sao cho phù hợp.

Cam kết: Yếu tố này đến từ nội tại bên trong mỗi người, phụ thuộc vào cách từng cá nhân thể hiện với tầm nhìn và giá trị của sự thay đổi trong bộ máy hoạt động doanh nghiệp.

Cộng tác: Bất kì một thay đổi nào dù là nhỏ nhất cũng cần có sự nỗ lực và cộng tác của nhiều bên liên quan, có thể từ các thành viên trong cùng một nhóm cho đến toàn bộ nhân sự của doanh nghiệp, tùy vào mức độ thay đổi đó.

Xem thêm: Quy trình triển khai Agile trong đào tạo doanh nghiệp

Từ Mô Hình 3C Đến 6 Nguyên Lý Của Lãnh Đạo Theo Nguyên Lý Agile Leadership 

1. Hành Động Quan Trọng Hơn Lời Nói

Một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa Agile Leadership sẽ không chỉ đơn thuần là một người dẫn dắt và thúc đẩy những sự thay đổi. Bản thân chính họ cũng phải là một sự thay đổi. Họ sẽ cần truyền cảm hứng cho nhân sự thông qua hành động, không phải lời nói. Những nhà lãnh đạo đi theo nguyên lý Agile luôn có ý thức tự trau dồi bản thân, phát triển các kỹ năng và tư duy để trở thành người khiêm tốn và đồng cảm. Quan trọng hơn cả, họ thay đổi bản thân mình trước khi cố gắng thay đổi những người xung quanh.

2.Cải Thiện Chất Lượng Của Tư Duy Dẫn Đến Cải Thiện Kết Quả

Những nhà lãnh đạo đi theo chủ nghĩa Agile Leadership tin tưởng rằng, việc sở hữu một tư duy sáng tạo và hành động nghiêm túc sẽ dẫn đến thành công và những kết quả như mong đợi. Họ nhìn nhận vấn đề theo góc độ đa chiều, từ mọi khía cạnh, lấy ý kiến của mọi người xung quanh để đảm bảo rằng mọi quyết định đều bám sát thực tế và không bị phi lý.

3. Đón Nhận Phản Hồi Một Cách Tích Cực

Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc đón nhận phản hồi thường là một trải nghiệm không mấy tích cực, thậm chí là rất tiêu cực. Tuy nhiên, đối với những người theo tư tưởng Agile Leadership, họ sẽ dành thời gian để tích cực lắng nghe và đón nhận những phản hồi của tất cả mọi người, đảm bảo rằng mọi ý kiến đều được đón nhận một cách công bằng, cởi mở trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

4. Yếu Tố Mục Đích Và Chất Lượng Công Việc Được Ưu Tiên Hàng Đầu

Những nhà lãnh đạo Agile thường rất coi trọng việc xây dựng và chia sẻ những hiểu biết cá nhân cho nhân sự nằm mục đích nâng cao năng lực cho họ, góp phần phát triển mục tiêu chung doanh nghiệp. Công việc của họ không đơn thuần là lãnh đạo mà còn là thấu hiểu, truyền cảm hứng và động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên, thúc đẩy tinh thần làm việc chung.

5.Trao Quyền Thích Hợp

Những nhà lãnh đạo Agile Leadership hiểu rằng, hiệu quả công việc đạt mức cao nhất khi mọi người được tham gia và đóng góp trực tiếp vào công việc. Trao quyền cho nhân viên là một kỹ năng quan trọng và cần thiết để cân bằng nhu cầu phát triển của từng cá nhân với nhu cầu của tổ chức.

6.Hợp Tác Tạo Nên Sự Gắn Kết Và Hiệu Quả

Sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau chính là chìa khóa tạo nên sự gắn kết và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Người lãnh đạo theo tư tưởng Agile hiểu rằng sự tích cực, rộng lượng, và lòng biết ơn là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nên một môi trường làm việc lành mạnh. Ở môi trường đó, người lãnh đạo có thể dễ dàng khuyến khích những hoạt động học tập phát triển mạnh mẽ, đồng thời cân bằng giữa sản phẩm chuyển giao và hiệu suất bền vững vì lợi ích chung của tổ chức.

Xem thêm: Phương pháp Agile có thể thay đổi lĩnh vực đào tạo như thế nào?

Kết

Agile Leadership là một ví dụ điển hình cho phương thức lãnh đạo tích cực và hiệu quả để nâng cao chất lượng và năng lực tư duy của đội ngũ quản lý doanh nghiệp.

Tại OES – Đào tạo nhân viên hiệu quả là một trong những giá trị cốt lõi mà OES muốn mang đến các tổ chức, doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về các phương thức, chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty và nước nhà tại OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam ngay hôm nay! 

Agile-leadership