7 Ứng Dụng LMS Cho Phép Doanh Nghiệp Tích Hợp Phần Mềm Tốt Nhất

Liệu tích hợp các chương trình phần mềm khác với LMS tại nơi làm việc có được hay không? Không những có thể kết hợp LMS được, mà còn tiết kiệm thời gian, giảm bớt các tác vụ thủ công và cung cấp độ sâu, phạm vi của các báo cáo. Hệ thống của doanh nghiệp càng được tích hợp các tính năng đa dạng, các cá nhân, nhóm và phòng ban càng dễ dàng tiến hành công việc, hợp tác và đạt được mục tiêu nhanh chóng. Dưới đây, hãy cùng OES khám phá 7 ứng dụng LMS cho phép doanh nghiệp tích hợp phần mềm tốt nhất.

Xem thêm: 4 giải pháp triển khai một phần mềm LMS?

LMS-CRM

Việc tích hợp LMS-CRM là một điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn theo dõi và diễn giải hành vi cũng như quá trình sử dụng của khách hàng một cách hiệu quả và cụ thể. Không chỉ vậy, điều này còn dễ dàng thu hút thêm nhiều người tham gia vào các nội dung đào tạo hữu ích của doanh nghiệp. Từ đó, hiệu quả của các chương trình đào tạo được nâng cao; doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc đưa ra những chiến lược tiếp cận khách hàng hay tổ chức công tác đào tạo nhân sự.

LMS-ERP 

Bởi sự phát triển của hệ thống quản lý LMS ngày càng rộng lớn, nó còn giúp cung cấp một số lợi thế khác có thể thu được trước, trong và cả sau cho doanh nghiệp khi triển khai hệ thống ERP. Việc triển khai hệ thống ERP sẽ mang đến một số lợi ích như tăng cường khả năng tự giác học tập cho nhân viên, giúp nội dung đào tạo được cá nhân hóa với tiến độ có thể theo dõi được.

LMS-CMS

CMS là một công nghệ dùng để tổ chức và phân phối linh hoạt các nội dung được xây dựng trên web. LMS cung cấp các công cụ để nhà quản lý có thể lên lịch cho mục tiêu đào tạo, học tập của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Một nền tảng chung được tích hợp CMS và LMS có thể giúp công ty tối ưu hóa website, cung cấp cho người dùng các bản cập nhật nhanh chóng và liền mạch. Hơn thế nữa, nếu được kết hợp cùng với các cộng đồng tương ứng, nó có thể tạo nên những lợi ích hoàn hảo cho doanh nghiệp.

Thương Mại Điện Tử LMS

Tích hợp thương mại điện tử cho một ứng dụng LMS cho phép người dùng thực hiện tất cả các giao dịch của họ từ khi bắt đầu đăng ký đến khi thanh toán thông qua đăng nhập một lần (SSO). Phương thức mua sản phẩm e-Learning trực tiếp từ LMS này giúp tiết kiệm thời gian, tạo sự tin tưởng cho khách hàng vì họ không cần phải truy cập vào cổng thanh toán của một bên thứ ba. Bên cạnh đó, việc tích hợp LMS – Thương mại điện tử còn giúp gia tăng giá trị thị trường của trang web một cách đáng kể.

LMS-HRIS

HRIS và ứng dụng LMS thường được mua và sử dụng riêng biệt với nhau. Nhưng có một số lợi ích rõ ràng khi kết hợp hai hệ thống là có thể tiết kiệm thời gian cho cá nhân, doanh nghiệp ở mục nhập kép của những người tham gia. Đồng thời tích hợp ứng dụng LMS và HRIS cho phép các công ty sử dụng dữ liệu đào tạo một cách có chiến lược để phát triển hơn các mẫu đào tạo và thăng tiến.

LMS-SAP

Tích hợp hai ứng dụng LMS-SAP giúp thúc đẩy tối đa năng lực của nhân viên. Đồng thời giảm các chi phí cho các vấn đề do quản lý và ra quyết định yếu kém. Chúng cung cấp các kinh nghiệm đào tạo để thúc đẩy sự tương tác, phát triển các kỹ năng mới và hiểu biết sâu sắc của nhân viên trong doanh nghiệp.

Lớp Học Ảo LMS

Lớp học ảo trên LMS là điều cần thiết khi tích hợp vào hệ thống quản lý học tập, nó sẽ giúp xây dựng quy trình dạy/học hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, lớp học ảo LMS còn có khả năng cung cấp các phiên trực tiếp trong thời gian thực cho doanh nghiệp, giúp ghi lại và thông báo các phiên trực tiếp trong phần mềm…

Xem thêm: AI và Blockchain – Bước đột phá của hệ thống e-Learning trong tương lai

Kết

Có thể thấy ứng dụng LMS được tích hợp đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Mỗi ứng dụng kể trên đều có những lợi ích và giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp trên thị trường. Để biết về cách triển khai về phần mềm LMS, liên hệ ngay OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning và số hóa bài giảng!