6 BƯỚC SETUP STUDIO QUAY VIDEO NHANH VÀ CHUYÊN NGHIỆP (PHẦN 2)

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách thiết lập ánh sáng và backdrop khi quay video trong studio. Tiếp theo, phần 2 sẽ cùng các bạn giải mã bí ẩn đằng sau những góc hình đẹp và âm thanh chất lượng nhé!

 

MÁY QUAY

Quay video đòi hỏi một máy ảnh có thể lấy nét liên tục. Các loại máy quay video chuyên nghiệp có giá tương đối cao. Các máy ảnh DSLR APS-C có khả năng xem trực tiếp và đi kèm với màn hình LCD có thể thay đổi góc với khả năng cảm ứng màn hình.

Ngoài ra, một màn hình thay đổi góc (vari-angle screen) cho phép bạn xem xét các góc chặt chẽ như khi chụp từ mặt đất lên hoặc chụp xung quanh một vị trí.

Một điều nữa có lợi cho các hệ thống APS-C là các máy ảnh này đi kèm với công nghệ dual-pixel CMOS AF giúp quay video chất lượng tốt hơn.

giải pháp E-learning

 

Live-view theo truyền thống sử dụng cơ chế tự động lấy nét tương phản chậm hơn. Tuy nhiên, cơ chế dual-pixel CMOS AF sử dụng kiến ​​trúc dual-pixel dựa trên cảm biến, hoạt động rất giống với cơ chế lấy nét tự động trong máy ảnh rangefinder, giúp cải thiện hiệu quả lấy nét tự động.

Một lựa chọn khác có thể xem xét là các tính năng quay video chuyên dụng có sẵn trên các máy ảnh DSLR hiện đại, bao gồm lấy nét tiêu cự, điều chỉnh phơi sáng thủ công, tùy chọn sử dụng mic ngoài và chức năng zebra để biểu thị các điểm nổi bật. ( Zebra giúp bạn phán đoán độ phơi sáng bằng cách chồng các xọc chéo (như ngựa vằn) lên các phần cảnh quay bị phơi sáng quá nhiều).

 

LENS

Ống kính là một trong những bí ẩn đằng sau mỗi video thành công, với tầm quan trọng không thể bỏ qua, cho dù là khi bạn quay video trong studio hay ở ngoài trời.

Bạn nên lựa chọn những ống kính có khẩu độ nhanh và rộng. Nếu bạn dự định mua thêm ống kính dự phòng, hãy chắc chắn rằng tất cả chúng đều có cùng khẩu độ rộng nhất có thể.

Điều này có thể đảm bảo nếu bạn thay đổi ống kính giữa các cảnh, bạn có thể duy trì hình ảnh tương tự và không bị giật hình ảnh từ cảnh này sang cảnh khác.

 

MIC NGOÀI

Một trong những yếu tố mà những người mới quay phim thường dễ dàng bỏ qua là âm thanh. Nếu một video có chất lượng âm thanh không tốt, nó chỉ giống như những hình ảnh chuyển động mà thôi. Cả hình ảnh và âm thanh đều đóng vai trò quan trọng như nhau cho thành công của mỗi video.

Chắc chắn, máy ảnh DSLR của bạn có thể ghi lại âm thanh nhưng độ rõ và không bị lẫn tạp âm không thể so sánh được với việc thu riêng bằng mic ngoài.

Bạn không cần phải chi quá nhiều tiền cho mic vì giá của nó không quá đắt và bạn chỉ cần chọn một loại tương thích với máy quay của mình là được. Nếu đó là mic không dây thì càng tốt. Nó cho phép bạn có lợi thế đứng xa chủ thể hơn mà vẫn có thể ghi lại âm thanh chất lượng tốt.

 

MÀN HÌNH NGOÀI

Màn hình ngoài sẽ giúp bạn kiểm tra và theo dõi cảnh quay khi quay video. Bạn có thể chuẩn bị một màn hình chuyên nghiệp hoặc ít nhất có thể là màn hình đi kèm với máy ảnh DSLR mà bạn có, đương nhiên nó sẽ có ít tính năng hơn.

Ví dụ, lấy nét tiêu cự là một tính năng mà hầu hết các màn hình ngoài chuyên nghiệp đều có. Thiết bị này giúp lấy nét thủ công chính xác, điều mà rất khó làm được khi chụp với màn hình LCD tích hợp với máy ảnh. Ngoài ra, với một màn hình bên ngoài, bạn có thể ngồi với khách hàng và xem các cảnh quay đang quay.

 

Quá trình setup studio quay phim rất quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả của cả buổi quay nên cần phải được làm cẩn thận và có chuyên môn. Hãy nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về 6 yếu tố trên đây để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi quay video tại studio nhé!