5 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống E-learning LMS

Tìm kiếm một hệ thống E-learning LMS phù hợp luôn là một thách thức không nhỏ với mọi tổ chức và nhà trường. Để tránh những bước đi sai lầm và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất, hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé!

Toàn bộ quy trình triển khai một hệ thống E-learning LMS (Learning Management System – Hệ thống Quản trị học tập) có thể tóm tắt trong 3 bước: mua/thuê, tùy chỉnh, triển khai. Để quy trình này đạt hiệu quả cao nhất, nhà trường cần lựa chọn được đơn vị cung cấp hệ thống phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình. OES sẽ chỉ ra 5 sai lầm thường gặp khi lựa chọn hệ thống LMS nhà trường nên biết để tránh “mất tiền oan”.

1. Bị “ràng buộc” bởi nền tảng LMS không linh hoạt

Một nền tảng sẵn có cung cấp chức năng LMS cơ bản thì phổ biến, nhưng hầu như những tính năng chúng có thể đáp ứng rất hạn chế. Những nền tảng tính năng đó được xây dựng cho thị trường đại chúng, nghĩa là nhà trường không thể thêm bất kì chức năng tùy chỉnh nào vào một hệ thống E-learning LMS đóng.

Khi không thể điều chỉnh hoặc phát triển hệ thống có sẵn để đáp ứng các yêu cầu thay đổi cá nhân, nhà trường sẽ phải khởi động lại hệ thống từ đầu.

Thay vì phải từ bỏ những ý tưởng tốt về những tính năng muốn cung cấp cho sinh viên để phù hợp với nền tảng LMS “khó tính khó chiều”, hãy chọn một hệ thống quản lý học tập phù hợp với ý tưởng giảng dạy. 

Tính linh hoạt của một hệ thống E-learning LMS nằm ở việc có được xây dựng “mở” hay có thể tự cài đặt lại và tùy chỉnh để tạo các khóa học đa dạng, độc đáo và cuốn hút hay không. Nhà trường nên có quyền tự do mở rộng và phát triển nền tảng của mình để theo kịp thời đại trong tương lai gần và xa, góp phần quản lý hiệu quả mọi thách thức và phát triển. 

->>> Tham khảo: Có nên sở hữu riêng một hệ thống E-learning tùy chỉnh?

2. Không cài đặt hệ thống E-learning LMS ở trong trang web

Một trong những nơi tốt nhất để lưu trữ LMS là trên chính website của trường bạn. Nếu hệ thống nằm tách biệt khỏi trang web của trường, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp thị và công cụ tìm kiếm vô giá. 

Khi bạn lưu trữ hệ thống E-learning LMS trên trang web của trường, cả hai sẽ tăng khả năng hiển thị cho công cụ tìm kiếm lẫn nhau. Đây là một cơ hội tốt để tiếp cận tất cả những người đang tìm kiếm dịch vụ của bạn.

3. “Ngó lơ” phiên bản dùng thử

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-e-learning-lms-1

Hầu hết các hệ thống LMS đều cung cấp phiên bản dùng thử miễn phí, bị giới hạn một số tính năng hoặc đôi khi là bản đầy đủ. Phiên bản trial – dùng thử này có thể hoạt động từ 3 đến 30 ngày tùy vào nhà cung cấp, quá đủ để bạn khai thác hết các tính năng của hệ thống.

Hãy để các thành viên cốt lõi trong dự án đào tạo cùng tham gia bản dùng thử này, và để hiệu quả hơn, bạn nên cân nhắc test thử với một số học viên.

Mẹo: Trước khi đăng kí bản dùng thử, hãy lên danh sách các tính năng mà bạn vẫn “mù mờ” nhất. Nếu hệ thống LMS vẫn còn thiếu một số chức năng nhà trường cần, hãy liên hệ với đơn vị cung cấp để xem chức năng đó có thể được thêm vào thông qua một add-on phụ trợ hay không.

->>> Tham khảo: 5 tính năng phải có trong hệ thống E-learning của các trường đại học

4. Mất kiểm soát ngân sách

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-e-learning-lms-3

Nếu đây là lần đầu nhà trường mua hay thuê một hệ thống LMS, chắc hẳn các nhà quản lý giáo dục chưa thể nắm rõ được chi phí cho hệ thống này là bao nhiêu. Cũng chính vì thế mà ở những bước sau đó, ngân sách dễ dàng bị “thổi bay” bởi các khoản phát sinh.

Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp nên tiếp cận dưới 2 góc độ sau. Hãy nhìn vào những brand LMS lớn (tham khảo top 10 brand LMS ngay tại đây), từ đó xây dựng bản dự trù giá dạng “cao cấp” và “bình dân”. Chắc chắn bạn sẽ muốn lựa chọn phương án giá ở giữa, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Để có được lựa chọn thông minh nhất, bạn nên tách biệt thứ bạn cần và thứ bạn muốn ở hệ thống E-learning này (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên). Phần còn lại chỉ là vấn đề tài chính.

->>> Tham khảo: Chi phí của hệ thống LMS bao gồm những gì?

5. Không nghiên cứu kĩ background của nhà cung cấp

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-e-learning-lms-01

Đánh giá background của nhà cung cấp hệ thống LMS là một trong những bước quan trọng nhất. Bạn có thể tham khảo các đánh giá của khách hàng cũ trên website, hoặc hỏi trực tiếp một số câu hỏi cụ thể về: chính sách chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kĩ thuật, tính hiệu quả với trường đại học,..

Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn có thể kiểm tra hồ sơ của đơn vị cung cấp trên các trang mạng xã hội, tìm hiểu kinh nghiệm nhân viên của họ.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm triển khai E-learning, OES tự tin đã dành thời gian để hiểu nhu cầu của khách hàng ở mức độ sâu sắc nhất. OES có thể đảm bảo rằng các nền tảng chúng tôi cung cấp có thể đáp ứng mọi thứ bạn cần để có một trải nghiệm học tập đặc biệt. Quản lý chương trình đào tạo trực tuyến của sinh viên hay kinh doanh, hãy để OES lo. Bạn chỉ cần tập trung vào những gì bạn làm tốt nhất.

Nếu bạn đang “đau đầu” để tìm kiếm một hệ thống E-learning LMS đáp ứng các yêu cầu của bạn hay muốn tạo các tính năng khác biệt cho LMS của mình, đừng ngần ngại mà hãy liên lạc với OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được hỗ trợ và giải đáp tận tình bạn nhé!

Xem thêm: 5 bước giúp nhà trường lựa chọn ra một hệ thống LMS phù hợp