4 Chỉ Số Hữu Ích Để Phân Tích LMS Trong Hoạt Động Đào Tạo Doanh Nghiệp

Một trong những lợi ích của việc sử dụng LMS để đào tạo trực tuyến đó là giúp giảm khối lượng công việc của giảng viên, đặc biệt khi theo dõi tiến trình của người học và kết quả đào tạo. Hệ thống quản lý học tập (LMS) cung cấp khả năng phân tích và báo cáo trực tuyến cho phép giảng viên nắm bắt nhiều hơn về những điều đang diễn ra với người học và giúp họ tiến bộ thông qua các khoá học đào tạo của doanh nghiệp. Vậy đâu là những chỉ số quan trọng để phân tích LMS trong hoạt động đào tạo của doanh nghiệp? Hãy cùng OES khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Làm thế nào để triển khai đào tạo bắt buộc cho nhân viên bằng ứng dụng LMS?

1. Phân Tích Tiến Độ Đào Tạo

Những phân tích này cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về kế hoạch cụ thể của người học cho từng khoá đào tạo. Một trong những phân tích quan trọng nhất là thời gian người học dành cho từng mô-đun và khoá đào tạo. Điều này giúp cho nhà quản lý dễ dàng nhận diện từng điểm mạnh, yếu của mỗi mô-đun để tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng chung của khóa đào tạo. 

4-chi-so-huu-ich-de-phan-tich-lms-trong-hoat-dong-dao-tao-doanh-nghiep

Ví dụ, nếu hầu hết học viên dành quá nhiều thời gian cho một phần nội dung cụ thể, có thể phần kiến thức đó hiện đang quá khó đối với họ ở giai đoạn này. Lúc này, nhà quản lý cần nghiên cứu và tìm cách tinh giản phần nội dung đó để nhiều học viên có thể nhanh chóng lĩnh hội kiến thức mà không bị tốn quá nhiều thời gian như trước.

Xem thêm: Tối ưu đánh giá kết quả đào tạo bằng mô hình Kirkpartrick cho doanh nghiệp

2. Phân Tích Tính Tuân Thủ

Tuân thủ là một tính năng quan trọng nhằm đảm bảo rằng tất cả tất nhân viên đều thường xuyên và chủ động tham gia các khóa học đào tạo theo yêu cầu. Tuỳ theo phần mềm LMS mà doanh nghiệp đang sử dụng, tính năng tuân thủ có thể cho phép người quản lý lựa chọn những chương trình đào tạo bắt buộc và tùy chỉnh thời gian cụ thể trong mỗi khoá training.

Các phân tích LMS về tính tuân thủ được thể hiện rõ ràng qua sự tiến bộ của học viên trong mỗi chương trình học đào tạo bắt buộc. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể xem có bao nhiêu người hiện đang tham dự các khóa học này, bao nhiêu người đã kết thúc khóa đào tạo và bao nhiêu người sắp gia hạn việc tuân thủ.

Với sự hỗ trợ của hệ thống đánh giá và phân tích LMS, doanh nghiệp cũng có thể trích xuất thông tin chi tiết hơn về quá trình đào tạo nhân viên trong các khoá của toàn công ty. Ví dụ: doanh nghiệp sẽ tạo một báo cáo phân tích LMS chi tiết về việc tuân thủ quy định (chất lượng, tiến độ, hiệu suất) của nhân viên.

Xem thêm: Agile Scrum là gì? Lợi ích ưu việt và tính hiệu quả của Agile trong e-Learning

3. Phân Tích Khả Năng Thành Thạo

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm LMS, công ty có thể đã khai thác các tính năng đào tạo dựa trên năng lực. Đây là một cách thức tuyệt vời để đánh giá và đo lường khả năng thành thạo những kỹ năng mới của nhân viên trong doanh nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để đo lường mức độ thuần thục của học viên sau mỗi lớp đào tạo?” 

  • Bước 1: Tạo một danh sách những kỹ năng cần thiết trong một khoá học.
  • Bước 2: Phân chia nhân sự vào từng nhóm đào tạo dựa trên năng lực của họ kèm những thang đo năng lực riêng. 
  • Bước 3: Theo dõi sát sao sự phát triển của học viên trên cơ sở của những thang đo năng lực đã lập sẵn.
4-chi-so-huu-ich-de-phan-tich-lms-trong-hoat-dong-dao-tao-doanh-nghiep

Về mặt thống kê, những số liệu liên quan đến năng lực có giá trị là sự thuần thục, thành thạo và mức tiến bộ chung của người học sau khóa đào tạo. Mức độ thành thạo cho biết khoá học của doanh nghiệp có đang thực sự đem lại hiệu quả và sự hài lòng cho nhân viên với chương trình đào tạo hay không.

Xem thêm: L&D muốn phát triển mạnh cần lưu ý 3 đặc điểm của Competency-Based Learning 

4. Báo Cáo Tùy Chỉnh Và Cài Sẵn

Ngoài các phân tích LMS đã nêu ở trên, hầu hết các LMS hiện tại đều cung cấp lựa chọn báo cáo tích hợp cho phép người sử dụng nhanh chóng có được những thông tin và số liệu tức thời từ nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến sự tiến bộ của học viên. Các báo cáo tùy chỉnh này cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và mức độ hài lòng của nhân viên với khóa học, để từ đó giúp doanh nghiệp ngày càng cải thiện nâng cao chất lượng những khóa đào tạo sau.

Báo cáo tùy chỉnh được thực hiện hiệu quả nhất khi người quản lý doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm với LMS khi họ biết chính xác những điểm khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải và các phân tích tùy chỉnh mà doanh nghiệp muốn cài đặt.

Kết

Trên đây là tổng quan về những phân tích LMS hữu ích nhất mà các quản lý doanh nghiệp nên áp dụng trong mỗi khóa đào tạo nhân sự của mình. Doanh nghiệp nên chọn những kết quả phân tích từ các danh mục có liên quan và hữu ích nhất đối với nhân viên của mình. Điều quan trọng đó là sử dụng phân tích LMS thường xuyên và liên tục để cải thiện chất lượng đào tạo và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu của bản thân, qua đó đem đến hiệu quả lâu dài cho toàn công ty.

Xem thêm: Mô hình LTEM – Lựa chọn nâng cao chất lượng đánh giá và đào tạo doanh nghiệp