3 TIPS CẦN ĐỌC TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Thử thách lớn nhất trong đào tạo trực tuyến là tìm ra phương pháp hữu hiệu để số hóa những tài liệu học tập sao cho phù hợp với các học viên. Đồng thời các học viên cũng cần được theo sát tiến độ học tập và mức độ gắn kết với khóa học. Dưới đây là 3 phương pháp cơ bản và phổ biến nhất để số hóa tài liệu cũng như là các mẹo trong đào tạo trực tuyến.

Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, cũng như các mẹo nhỏ để công việc đào tạo trực tuyến trở nên đơn giản hơn. Vậy hãy cùng OES chỉ ra những tips hữu ích của từng phương pháp nhé!

=> Tips: Nên linh hoạt sử dụng xen kẽ cả 3 hình thức trên trong quá trình triển khai E-learning

LỚP HỌC TRỰC TUYẾN

Sử dụng công nghệ đúng cách

Lớp học nên bắt đầu bằng những thông tin cơ bản của khóa học và quy tắc chung dành cho học viên. Giảng viên nên được set thành Moderator để chủ động về thời gian và sự tham gia của các học viên. Trong quá trình học, các học viên phải tắc micro khi không phát biểu để tránh phát ra những tạp âm không cần thiết. Lớp học nên có một phòng chat hoặc chức năng “Giơ tay” để học viên thông báo trước khi cần phát biểu.

Giảng dạy trên lớp học trực tuyến có gì khác?

Tránh di chuyển lớp học tới một phần mềm khác trong quá trình giảng dạy. Dùng nhiều hình thức trong giảng dạy để tăng thêm tương tác: đặt câu hỏi, tạo khảo sát, làm việc nhóm,… Doanh nghiệp luôn chuẩn bị tài liệu đi kèm với lớp học (văn bản Word, Powerpoint,…) dành cho học viên sau khi lớp học trực tuyến kết thúc.

Giảng viên nên chia các phần trong buổi học trực tuyến như thế nào?

Một khóa học kéo dài tối đa 1 buổi/1 ngày

Mỗi nội dung chính có thời lượng: 45 – 60 phút

Hoạt động nhóm/cá nhân: 20 – 30 phút

Nghỉ giải lao 5 phút sau mỗi 45 – 60 phút học

->>> Làm sao để điều hành một lớp học với bài giảng E-learning?

VIDEO BÀI GIẢNG

Cấu trúc video

Trước khi bắt đầu xây dựng bài giảng elearning bằng video, giảng viên nên dành thời gian để xây dựng kịch bản phù hợp bằng những cách sau: nói chuyện với học viên về hình thức đào tạo trực tuyến bằng video, lên danh sách những câu hỏi cần thiết dành cho học viên, tự trả lời câu hỏi: “Tại sao lại chọn video là phương thức đào tạo?”, tìm hiểu kỹ các hiệu ứng về hình ảnh để giảm bớt áp lực cho nội dung các tài liệu được đưa vào

Xây dựng kịch bản

Luôn làm rõ mục tiêu đạt được của từng phần trong bài giảng bằng cách đặt những câu hỏi như: muốn đưa nội dung và hình ảnh gì trong phần này, học viên có thể tiếp thu được những kiến thức gì, việc chèn thêm hiệu ứng và âm thanh có cần thiết không,… Giảng viên cũng nên đánh số thứ tự hợp lý cho các mục trong video để đạt hiệu quả cao hơn trong việc đào tạo trực tuyến.

Ghi âm lời giảng

Âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình làm video. Đặc biệt, riêng với những giảng viên đang có kế hoạch xây dựng bài giảng elearning để đào tạo trực tuyến thì chúng ta có những lưu ý sau:

Sử dụng micro tốt để việc thu âm được rõ ràng; chú ý các tạp âm bên ngoài nếu ghi âm bằng điện thoại thông minh; nên nói với tốc độ vừa phải, dễ nghe và với thái độ hòa nhã, vui vẻ để học viên dễ tiếp thu hơn.

Ghi hình bài giảng

Hình ảnh trong video cũng là một yếu tố quan trọng. Các giảng viên có thể lưu ý những điều sau:

Nên đầu tư vào việc sử dụng chân máy/giá đỡ (tripod) để hình ảnh ổn định hơn. Bankground nên là màu sáng, ít chi tiết; giảng viên nên mặc đồ có màu sắc trung tính, tránh đồ kẻ sọc. Chú ý tới nguồn sáng để ảnh không bị cháy sáng, mất nét.

Khi ghi hình, giảng viên nên chọn chế độ toàn cảnh (Landscape Mode) và đứng về phía bên trái hoặc phải của khung hình để thuận tiện cho việc chèn văn bản hay hiệu ứng vào video.

Chỉnh sửa video bài giảng

Gợi ý một số công cụ:

Chỉnh sửa đơn giản: Video Editor (dùng cho Window PCs) hoặc iMove (miễn phí với MACs)

Chỉnh sửa nâng cao: Camtasia hoặc Filmora (có trả phí)

Khi sử dụng điện thoại thông minh

Không phải ai cũng sở hữu những thiết bị chuyên dụng để quay phim, vì thế dùng điện thoại là một cách hữu dụng và hiệu quả mà vẫn đảm bảo những yêu cầu cơ bản để đào tạo trực tuyến. Khi sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), giảng viên cần chú ý những điều sau: chỉ sử dụng với những nội dung ngắn như: phỏng vấn ngắn, hướng dẫn ngắn,…; có thể sử dụng những ứng dụng hỗ trợ như iMove (iOS – miễn phí), FimoraGo (iOS/ Android).

BỘ CÂU HỎI

Dùng bộ câu hỏi là một cách tốt để kiểm tra và đánh giá học viên cũng như chất lượng đào tạo trực tuyến. Có một số hình thức xây dựng bộ câu hỏi như sau: Báo cáo, tổng hợp; Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy; Đố vui; Khảo sát.

->>> Giải pháp E-learning – Làm thế nào để xây dựng bộ câu hỏi quiz thu hút người học?

Dù bằng hình thức nào, doanh nghiệp cũng nên lưu ý về những lý thuyết cơ bản như: Có hệ thống câu hỏi xuyên suốt hợp lý để khơi gợi tư duy của học viên; tương tác với học viên bằng nhiều cách khác nhau; tuyệt đối tránh sự truyền tải kiến thức một chiều và nên khuyến khích sự thảo luận giữa học viên.

Chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về E-learning để triển khai và phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến cũng như số hóa tài liệu trong doanh nghiệp của nghiệp. Và OES, tự tin với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực E-learning quyết định chia sẻ MIỄN PHÍ bộ Cẩm nang triển khai E-learning thành công cho doanh nghiệp, tổ chức. Hy vọng rằng với những thông tin mà OES đã cung cấp, các doanh nghiệp sẽ không còn phải vất vả trong hành trình triển khai đào tạo trực tuyến của mình!