Bí Kíp Giúp Bạn Giảm Stress Trong Công Việc Hiệu Quả?

Bất kể một công việc nào, dù cho có phải mơ ước hay không, stress trong công việc vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, kể cả trong công việc đơn giản lẫn phức tạp. Trong khoảng thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy áp lực phải hoàn thành thời hạn hoặc hoàn thành nhiệm vụ đầy thử thách. Nhưng khi bạn để sự căng thẳng kéo dài, lâu dần sẽ trở thành mãn tính, vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân và gây hại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Trong bài viết này, SkillHub sẽ đồng hành cùng bạn để xoá bỏ căn bệnh stress phổ biến trong cuộc sống nhé!

Xem thêm: 5 mô hình giúp bạn giải quyết vấn đề một cách logic

Những Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Ra Stress Trong Công Việc

Dưới đây là một số yếu tố gây ra căng thẳng tại nơi làm việc:

  • Mức lương thấp
  • Công việc quá nhiều
  • Cơ hội mới để phát triển bản thân hoặc thăng tiến
  • Công việc không có sự hứng thú hoặc nhiều thách thức
  • Phúc lợi xã hội chưa hợp lý 
  • Không có quyền kiểm soát hoàn toàn với các quyết định liên quan đến công việc
  • Kỳ vọng hiệu suất hoặc các yêu cầu xung đột không rõ ràng
bi-kip-giup-ban-giam-stress-trong-cong-viec-hieu-qua

Tác Hại Của Việc Không Thể Kiểm Soát Stress Trong Công Việc

Bạn về đến nhà không có nghĩa là sự căng thẳng liên quan đến công việc sẽ tan biến. Bởi vậy khi bạn để căng thẳng kéo dài, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của bạn.

Làm việc trong môi trường căng thẳng sẽ gây ra các vấn đề như đau đầu, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu và khó tập trung. Căng thẳng mãn tính có khả năng cao sẽ dẫn đến các chứng như: lo lắng, mất ngủ, cao huyết áp và gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Đồng thời, sẽ làm nghiêm trọng hơn các tình trạng sức khoẻ như trầm cảm, béo phì và bệnh tim. Tổng kết lại, những người thường xuyên stress quá mức sẽ chọn những cách không lành mạnh để vượt qua nó như ăn quá nhiều những thực phẩm không lành mạnh hoặc lạm dụng các chất kích thích. 

Các Bước Để Kiểm Soát Stress Trong Công Việc

1. Theo Dõi Để Tìm Ra Điều Khiến Bạn “Stress”

Viết nhật ký hàng ngày trong một hoặc hai tuần đầu để tìm ra tình huống khiến bạn cảm thấy căng thẳng nhất và bạn đã phản ứng lại chúng như thế nào. Đồng thời, ghi lại tất cả những suy nghĩ, cảm xúc và thông tin của bạn về môi trường, bao gồm mọi người và hoàn cảnh liên quan, bối cảnh thực tế và tất nhiên là bạn sẽ ghi lại cách bạn phản ứng. Việc ghi chép này sẽ giúp bạn tìm ra các hình mẫu trong số các yếu tố gây căng thẳng và phản ứng của bạn.

2. Nâng Cao Sức Khoẻ Của Bản Thân

Đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích chắc chắn sẽ không phải là cách tốt nhất để chống chọi với căng thẳng, thay vào đó, bạn hãy cố gắng lựa chọn những thứ lành mạnh nhé. Tập thể dục sẽ luôn là một trong những cách giảm căng thẳng tuyệt vời. Hoặc bạn muốn dành thời gian lắng nghe bản thân thì Yoga sẽ là một bộ môn giúp bạn rất nhiều.

Thêm vào đó, hãy nuông chiều sở thích của bản thân mình. Bất kể đó là việc bạn đọc truyện, xem phim, tới những buổi hòa nhạc, tụ tập cùng gia đình và bạn bè hãy chắc chắn rằng đó là những thứ sẽ đem lại niềm vui cho bạn. Dành thời gian cho việc ngủ và có một giấc ngủ đủ và tốt cũng là một trong những điều không thể thiếu để kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Chỉnh sửa đồng hồ sinh học để có thói quen ngủ lành mạnh bằng cách hạn chế hết mức việc sử dụng caffeine và cuối ngày và giảm thiểu các hoạt động ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ như sử dụng máy tính hoặc điện thoại vào ban đêm.

3. Tách Biệt Giữa Công Việc Và Cuộc Sống Cá Nhân

Trong thời đại ngày nay, thật dễ thấy áp lực khi bạn phải làm việc 24 giờ một ngày. Hãy thiết lập một số ranh giới giữa công việc và cuộc sống cho chính bạn. Điều đó có nghĩa là khi bạn đã quyết định không “công việc” thì hãy tách rời bản thân mình với chiếc điện thoại hoặc laptop của mình: không kiểm tra email vào buổi tối hoặc không trả lời điện thoại trong bữa tối.

Mặc dù mỗi người có sở thích khác nhau về mức độ kết hợp giữa công việc và cuộc sống, nhưng việc bạn phân chia rõ ràng giữa những lĩnh vực này sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ xung đột giữa công việc và cuộc sống.

4. Dành Thời Gian Để Nạp Năng Lượng Cho Bản Thân

Dân gian đã có câu: “Phòng hơn chữa”, để giảm thiểu những tác động tiêu cực của căng thẳng mãn tính và kiệt sức, chúng ta hãy dành thời gian để bổ sung và trở lại mức hoạt động trước khi căng thẳng. Quá trình này đòi hỏi bạn phải “tắt” công việc bởi sẽ có những khoảng thời gian bạn không suy nghĩ về công việc. Đó là lý do vì sao bạn nên tách biệt rõ giữa công việc và cuộc sống đời tư của mình.

Những ngày nghỉ là vô cùng quý giá, vậy nên đừng để chúng trôi qua một cách lãng phí. Bất cứ khi nào có thời gian, hãy nghỉ ngơi và thư giãn để trở lại công việc với tâm thế đã được phục hồi và luôn ở trong trạng thái làm việc năng suất nhất. Hoặc nếu không thể dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, hãy cố gắng tăng cường sức khỏe bằng cách “tắt” công việc và chú ý vào các hoạt động ngoài công việc trong một thời gian.

5. Học Cách Thư Giãn

Các bài tập hít thở sâu kết hợp thiền, chánh niệm sẽ giúp bạn xua tan căng thẳng. Bắt đầu với việc dành vài phút mỗi ngày để tập trung vào một hoạt động đơn giản như hít thở sâu, đi bộ hoặc thưởng thức những bữa ăn ngon. Khả năng có thể tập trung có mục đích vào một hoạt động mà không bị phân tâm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn thực hành và bạn sẽ thấy rằng mình có thể áp dụng nó vào nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

6. Nói Chuyện Với Sếp Của Bạn

Sức khỏe của nhân viên sẽ liên quan trực tiếp đến năng suất làm việc, đây là động lực để sếp tạo ra một môi trường làm việc thúc đẩy hạnh phúc của nhân viên. Vì thế, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện cởi mở với sếp của bạn. Mục đích không phải là để đưa ra những lời phàn nàn mà là để đưa ra được một bản kế hoạch hiệu quả để quản lý các tác nhân gây căng thẳng mà bạn đã xác định, từ đó giúp bạn có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình.

7. Đón Nhận Sự Giúp Đỡ

Gia đình và bạn bè là nơi đáng tin cậy sẽ gíup đỡ bạn trong việc cải thiện khả năng kiểm soát căng thẳng của bạn. Công ty của bạn cũng có thể có sẵn những nguồn hỗ trợ kiểm soát stress như các chương trình đào tạo, hỗ trợ nhân viên, bao gồm thông tin trực tuyến, tư vấn sẵn có hoặc nếu bạn cần, sẽ sẵn sàng giới thiệu bạn tới các chuyên gia có kinh nghiệm về sức khoẻ tâm lí nếu bạn cần. Trường hợp bạn vẫn cảm thấy quá tải vì căng thẳng công việc, bạn hoàn toàn có thể nói chuyện với những chuyên gia về tâm lí – người sẽ cho bạn những lời khuyên trong việc kiểm soát căng thẳng tốt hơn và thay đổi những hành vi không lành mạnh. 

Kết

SkillHub hi vọng sau bài viết này, bạn đọc có thể tìm thấy phương pháp riêng cho mình để kiểm soát stress trong công việc hiệu quả. Và nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về stress thì hãy tham gia khóa học “Phương pháp kiểm soát Stress” được phát triển độc quyền bởi đội ngũ SkillHub tại đây để Ngân hàng khoá học SkillHub giúp bạn nhé!


Hiện nay, SkillHub đang triển khai gói BASIC1 – combo 2 khóa học kỹ năng mềm trên nền tảng của SkillHub chỉ với mức giá CỰC HỌC SINH – 199K (cho 2 khóa học). Đừng ngần ngại nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân ngay từ hôm nay.

ĐẦU TƯ CHO BẢN THÂN LÀ KHOẢN ĐẦU TƯ KHÔNG BAO GIỜ LỖ!