Top 3 Phong Tục Cưới Hỏi Miền Trung Bạn Cần Nhớ Cho Ngày Lễ Trọng Đại

Đám cưới là một sự kiện trọng đại trong đời của mỗi người, chính vì thế mà cô dâu chú rể cần phải nắm được phong tục, văn hóa ở tại nơi ở của mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trustlist tìm hiểu về phong tục cưới hỏi miền Trung. Cùng khám phá ngay nhé!

Xem thêm: Top 5 Phong Cách Trang Trí Background Đám Cưới Tại Nhà Đậm Nét Riêng Của Bạn


1

Lễ Dạm Ngõ

Phong tục cưới hỏi miền Trung tương đối đơn giản và không quá chú trọng hay quá cầu kỳ về lễ vật. Chắc có lẽ vì miền Trung là dải đất nằm giữa, nối liền hai miền Nam Bắc nên là sự giao thoa, kết hợp của hai miền. 

Để đi đến đám cưới thì phong tục đầu tiên cần tiến hành đó chính là lễ dạm ngõ. Đây là buổi lễ quan trọng để hai bên gia đình có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện. Đại diện nhà trai gồm có ông bà, bác, chú, cậu, dì, cô sẽ cùng chú rể sẽ mang lễ vật gồm rượu, cau trầu, thuốc, hoa quả,… sang thưa chuyện với nhà gái. 

Câu chuyện mà hai nhà nói tới đó là thống nhất về ngày ăn hỏi và ngày cưới chính thức. Thể theo phong tục của từng địa phương để có sự chuẩn bị cho phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình với nhau.  


2

 Lễ Ăn Hỏi/ Lễ Đính Hôn

Sau lễ dạm ngõ đó chính là lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn. Người miền Trung không yêu cầu quá cao về lễ vật. Tuy nhiên, nhà trai vẫn cần phải có chút lễ vật để thể hiện lòng thành đối với nhà gái. 

Cũng giống với miền Bắc, trong lễ ăn hỏi nhà trai sẽ mang tới từ 5 – 7 – 9 tráp lễ vật gồm có: trầu cau, hoa quả, heo quay, bánh kẹo, thuốc,… sang nhà gái. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục của mỗi vùng, mỗi nhà sẽ chuẩn bị số lượng tráp phù hợp. 

Trong lễ ăn hỏi cách thức di chuyển rất được chú trọng. Những người lớn tuổi, có vai vế ở họ nhà trai sẽ bước vào nhà cô dâu đầu tiên. Những người đi cuối cùng thường là chú rể và dàn bê tráp. Dàn bê tráp sẽ cùng nhau đỡ các tráp vào bên trong nhà. Trước khi trao tráp cho nhà gái thì đại diện nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu.

Đại diện nhà trai là mẹ của chú rể sẽ tự tay trao từng tráp cho mẹ cô dâu dưới sự chứng kiến của họ hàng, bạn bè hai bên gia đình. Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi miền Trung đó là nhà trai sẽ mang phong bì có đựng một số tiền để trao cho gái. Phong bì này mang ý nghĩa cảm ơn sự dưỡng dục của bố mẹ cô dâu trong những năm qua. 


3

Lễ Cưới

Khi lễ ăn hỏi kết thúc thì nghi thức cuối cùng ở cô dâu chú rể trở thành vợ chồng đó chính là tổ chức tiệc cưới. Tùy thuộc vào thời gian được thống nhất mà có những lễ cưới sẽ được tổ chức ngay sau ngày ăn hỏi. Tuy nhiên, cũng có những lễ cưới cách lễ ăn hỏi từ 1 tháng – 3 tháng. 

Ngày đẹp, giờ đẹp đã tới chú rể sẽ xuất hiện cùng với xe dâu. Chú rể bước vào phòng và trao cho cô dâu đóa hoa cưới. Sau đó cả hai sẽ ra bàn thờ tổ tiên và thắp hương. Ý nghĩa của hành động này như sự kính trọng, lời cảm ơn đến tổ tiên, ông bà. Sau đó, đại diện nhà trai sẽ xin phép rước cô dâu về nhà trai. Lúc này tại nhà trai đã tổ chức tiệc cưới với cỗ bàn rất long trọng. Tiệc cưới ở miền Trung diễn ra rất vui vẻ và có thời gian kéo dài hơn so với đám cưới ở khu vực miền Bắc. 

Trong đám cưới sẽ có sự xuất hiện của MC, hai nhà trai và nhà gái tổ chức trao vàng, trao quà cho cô dâu và chú rể. Sau đó sẽ có ca sĩ hoặc người thân, bạn bè của hai bên gia đình dành tặng những bài hát chúc phúc cho dâu rể trong ngày lễ quan trọng. 



Bài viết về phong tục cưới hỏi miền Trung tới đây là kết thúc. Phong tục của miền Trung tương đối đơn giản và không quá lễ nghi. Mong rằng với thông tin chúng tôi chia sẻ thì bạn đọc đã có thêm sự hiểu biết về văn hóa, phong tục cưới hỏi của các vùng miền. Đừng quên tham khảo thêm những thông tin khác về đám cưới nhé.