So Sánh Top 5 Hệ Thống LMS Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp Tại Việt Nam 2023 

Cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0 và ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động e-Learning trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây.  Tuy nhiên, để có thể lựa chọn một hệ thống phù hợp giúp phát huy tối đa sức mạnh của e-Learning trong doanh nghiệp nhằm quản lý tiến trình, báo cáo đào tạo, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đào tạo…, không phải đơn vị nào cũng có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất với nhu cầu và quy mô của mình. Trong bài viết này Trustlist gửi đến bạn danh sách top 5 hệ thống LMS tốt và phù hợp nhất cho doanh nghiệp tại Việt Nam – đã được kiểm định và đông đảo tín nhiệm từ các nhà quản lý cũng như người học.

Xem thêm: Top 4 Phần Mềm Kế Toán Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ


1

Moodle

Moodle được sáng lập vào năm 1999 bởi Martin Dougiamas. Cho đến nay Moodle vẫn là một hệ thống phổ biến trên thế giới. Là một hệ thống mã nguồn mở, cho phép tạo khóa học online hay các website học tập trực tuyến. Moodle nổi bật với thiết kế hướng tới giáo dục và phù hợp nhất với những người làm trong lĩnh vực giáo dục (khác với đào tạo doanh nghiệp). 
 
ƯU ĐIỂM: 

  • Moodle là nền tảng mã nguồn mở miễn phí nên chi phí đầu tư ban đầu thấp 
  • Dễ dàng cài đặt, thiết lập để có một nền tảng LMS “cơ bản” đáp ứng các nhu cầu dạy học trực tuyến, trao đổi, thi-kiểm tra, quản lý cơ bản 
  • Được cập nhật, nâng cấp thường xuyên.  
  • Có cả app mobile (ios, android) bên cạnh nền tảng web-base 
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau 
  • Phân quyền động, dễ dàng 
  • Có nhiều plugin có thể cài đặt thêm một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu riêng 
  • Có khả năng tương thích, kết nối với dữ liệu với các phần mềm khác 
  • Có cộng đồng hỗ trợ nhau khá mạnh 

NHƯỢC ĐIỂM: 

  • Giao diện cổ điển, chưa thân thiện với học viên, đặc biệt là giao diện bài học trong các khóa học  
  • Phần mềm được thiết kế cho nhiều cấp học nên có nhiều dữ liệu và các module tính năng thừa so với nhu cầu cơ bản, khiến giảm tốc độ truy cập, thao tác trải qua nhiều bước rườm rà. Có nhiều module chức năng không cần thiết nhưng không thể ẩn hay xóa khỏi màn hình hiển thị. 
  • Khó customize theo mong muốn của từng đơn vị, vì phải theo cấu trúc dữ liệu của moodle. 
  • Chưa tối ưu cho lượng truy cập lớn (Gói MoodleCloud cung cấp bởi Moodle chỉ hỗ trợ tối đa  500users, các Moodle Partner khác sẽ hỗ trợ lượng truy cập lớn hơn – Nguồn: https://moodlecloud.com/app/en/) Nhiều đơn vị đang sử dụng Moodle tại Việt nam đang có hiện tượng quá tải (treo, giật, out) khi upload nhiều dữ liệu hay có số lượng truy cập tại một thời điểm khi học, thi từ 200-300 users trở lên. 
  • Hệ thống Moodle tốn tài nguyên server/ hosting hơn nhiều so với hệ thống thông thường 
  • Mỗi khi tổ chức 1 lớp học lại phải tạo 1 khóa học mới trên hệ thống (dù khóa học đó được sử dụng nhiều lần) dẫn đến việc tốn tài nguyên lưu trữ server (Hệ thống Moodle tốn tài nguyên server/ hosting hơn gấp 2-3 lần so với hệ thống chuyên nghiệp khác) và khó kiểm soát các version chỉnh sửa, cập nhật. 
  • Không có sẵn các tính năng quản lý user theo kết cấu phòng ban/khoa/cơ sở/hình thức học (ĐH, CĐ, Chính quy, liên kết, cao học, từ xa…), cần xây dựng thêm các hệ thống quản lý, báo cáo đầy đủ hơn… Chi phí cho IT customize không nhỏ mà hiệu quả không như ý muốn. Tuy chi phí ban đầu thấp nhưng tổng chi phí đầu tư ban đầu, tùy chỉnh và duy trì thường cao hơn so với đầu tư một hệ thống mới khác. 
  • Moodle không tối ưu streaming cho video (hiển thị video tùy theo chất lượng mạng để video được chạy ổn định liên tục) 
  • Moodle không chống download các bài giảng, tài nguyên nên các doanh nghiệp thường ít sử dụng 
  • Hệ thống dựa trên mã nguồn mở nên chứa đựng nhiều rủi ro về bảo mật thông tin. 
     

CHI PHÍ 

Miễn phí hoặc $80- $500/năm 

MỨC ĐỘ PHÙ HỢP 
7/10 

Khi bắt đầu triển khai e-Learning, những người mới sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng Moodle để xây dựng hệ thống LMS cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam Moodle gần như chỉ có mặt tại các trường học mà không mấy xuất hiện tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thậm chí trong những năm 2022 –2023 trở lại đây các trường đại học cũng dần chuyển đổi Moodle sang các hệ thống của các nhà cung cấp khác. Nhìn chung chúng ta vẫn không thể phủ nhận những Ưu điểm của Moodle trong việc xây dựng hệ thống đào tạo online (trong môi trường giáo dục), nếu bạn đang tìm kiếm hệ thống cho cơ sở giáo dục như trường học, trường đại học thì có thể xem xét xây dựng hệ thống Moodle. 


2

Canvas

Canvas là hệ thống quản lý học tập trực tuyến được cung cấp bởi công ty công nghệ và giáo dục Instructure. Canvas được xây dựng dựa trên web và Canvas network – một nền tảng khóa học trực tuyến lớn. Từ năm 2015, Canvas ngày càng phát triển mạnh mẽ, khiến các “ông lớn” như Blackboard và Moodle phải dè chừng. Đặc biệt hơn, hệ thống này còn có thể dùng cho người khiếm thị. 
 
ƯU ĐIỂM: 

  • Cung cấp không gian làm việc chung, từ đó, người dùng có thể ghi lại và tải các video, chia sẻ tài nguyên. 
  • So với Moodle thì Canvas có giao diện hiện đại hơn và thân thiện hơn 
  • Cung cấp API mở và tích hợp các công cụ như Google Documents, Ether pad cũng như báo cáo  nhằm tăng trải nghiệm khách hàng. 
  • Tích hợp trình biên tập nội dung, có thể chỉnh sửa hồ sơ người dùng. 
  • Hỗ trợ tích hợp các kênh mạng xã hội: Facebook, Google. 
  • Có ứng dụng cho di động nền tảng Android và iOS. 
  • Có khả năng tùy chỉnh cao 
     

NHƯỢC ĐIỂM: 

  • Khả năng tùy chỉnh của Canvas còn 1 số hạn chế 
  • Được người dùng Feedback là nhiều lỗi 
  • Kém linh hoạt hơn các hệ thống khác khi thêm và sửa đổi nội dung (gần giống điểm yếu Moodle) 
  • Chỉ phù hợp cho môi trường trường học 
  • Chi phí cao hơn 1 số hệ thống khác 

MỨC ĐỘ PHÙ HỢP 
6/10 

Tương tự như Moodle, Canva phù hợp hơn với các đơn vị về giáo dục như K12, Đại học… Giữa Canva và Moolde nếu bạn muốn một nền tảng dễ sử dụng và khả năng tích hợp thì có thể lựa chọn Canva. Còn nếu bạn muốn một nền tảng linh hoạt hơn, có thể tùy chỉnh, chi phí rẻ hơn thì có thể dùng Moodle. Tuy nhiên 2 hệ thống nổi tiếng trên Thế Giới này lại không quá phù hợp với các mô hình tổ chức, và doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu bạn có dự định triển khai hệ thống LMS cho đơn vị của mình, hãy cân nhắc kỹ để tránh mất thời gian và tiền bạc. 


3

Welearning

Hệ thống Welearning được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ OES từ năm 2019. OES đã có kinh nghiệm triển khai tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp và tập đoàn tại Việt Nam nên hệ thống được đánh giá khá tốt, hiểu nghiệp vụ người dùng và phù hợp với đa số doanh nghiệp vừa và lớn. 

ƯU ĐIỂM: 

  • Hệ thống rất thân thiện và dễ sử dụng. Có UI/UX hiện đại dễ sử dụng nhất Việt Nam 
  • Là một trong số ít hệ thống toàn diện trong việc quản lý đào tạo trong doanh nghiệp (khóa học trực tiếp, khóa học trực tuyến,….) đúng ý nghĩa một hệ thống LMS (Learning Management System) 
  • Được cập nhật và nâng cấp thường xuyên. 
  • Tích hợp nhiều modules chức năng trên hệ thống như Học trực tiếp, học trực tuyến, học theo lộ trình, tham gia kỳ thi, tổ chức kỳ thi, khảo sát, báo cáo, chứng chỉ… Tuy nhiên hệ thống được hỗ trợ để dễ dàng tùy chỉnh nên không mang lại cảm giác đồ sộ và khó sử dụng 
  • Hệ thống mạnh về quản lý phân quyền, theo phòng ban (đơn vị) và chức danh. Giúp triển khai đào tạo tại môi trường doanh nghiệp, tập đoàn hiệu quả. 
  • Modules Tổ chức và thi chuyên nghiệp (tạo đề, kỳ thi, ca thi, ngân hàng câu hỏi, ngăn chặn gian lận…) 
  • Được đánh giá là hệ thống có nhiều tính năng hỗ trợ hoạt động và kích thích học tập cho người học (Hệ thống thông báo, Forum, Lịch học, Thư viện học tập, Bảng xếp hạng….) 
  • Có ứng dụng trên điện thoại (cả Android và IOS) tùy chỉnh theo doanh nghiệp 
  • Có khả năng tùy biến cao, phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp 
  • Đội ngũ hỗ trợ phản hồi nhanh và chuyên nghiệp 
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ 
  • Hệ thống chống Download và bảo mật 

NHƯỢC ĐIỂM: 

  • Phục vụ đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp hoặc phát triển đại lý của doanh nghiệp là chủ yếu, Chưa hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng LMS (bán khóa học) 

CHI PHÍ 

Tính theo User sử dụng. Trung bình $1/User/ Tháng 

MỨC ĐỘ PHÙ HỢP 

8/10 

Welearning được đánh giá cao bởi đội ngũ chuyên nghiệp và hệ thống phù hợp với doanh nghiệp tại Việt Nam. Tính năng đầy đủ và khả năng tùy biến cao phù hợp doanh nghiệp ở nhiều quy mô. Đồng thời đơn vị này cũng có đội ngũ hỗ trợ người dùng tốt, xử lý tốt các vấn đề phát sinh. Nếu bạn đang có nhu cầu triển khai hệ thống đào tạo cho doanh nghiệp có thể cân nhắc đến Wetech. 


4

Ulearn

Ulearn được phát triển và vận hành bởi đội ngũ Vietinterview. Đa số khách hàng của Vietinterview là khách hàng vừa và nhỏ. Là một trong số ít đơn vị phát triển LMS tại Việt Nam 

ƯU ĐIỂM: 

  • Cơ bản đầy đủ tính năng cho doanh nghiệp (lớp học online, kỳ thi và khảo sát cho người học) 
  • LMS hỗ trợ đa ngôn ngữ 
  • Có tùy biến cho doanh nghiệp  
  • Có ứng dụng cho di động nền tảng Android và iOS. 
  • Tương thích các chuẩn E-learning 
  • Hỗ trợ tích hợp các kênh mạng xã hội: Facebook, Google để truyền thông 

NHƯỢC ĐIỂM: 

  • Đội ngũ hỗ trợ kém, phản hồi chậm và không xử lý hiệu quả 
  • Giao diện cũ 
  • Ít cập nhật cho người dùng 
  • Hay xảy ra lỗi hệ thống 

CHI PHÍ 

Tính theo gói user, dao động $1 -$1,5/ User/ tháng 

MỨC ĐỘ PHÙ HỢP 

6/10 

Xuất hiện từ sớm trên thị trường nhưng Vietinterview được đánh giá không phát triển bằng các hệ thống đi sau. Phù hợp với các đơn vị nhỏ. Tuy nhiên ngân sách khi triển khai của Vietinterview không thấp và đội ngũ hỗ trợ kém chuyên nghiệp. Nên cân nhắc khi triển khai cho doanh nghiệp 


5

Phần Mềm Quản Lý LMS Cornerstone

Cornerstone là hệ thống LMS phù hợp với môi trường công sở, cung cấp các khóa đào tạo cho người đi làm. Tuy nhiên hệ thống này lại khá cồng kềnh, phức tạp, việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng rất khó khăn do không có đội ngũ nhân viên trong nước. Ngoài ra chi phí khi triển khai Cornerstone khá cao vì vậy chỉ phù hợp với những đơn vị có ngân sách dư dả.  

ƯU ĐIỂM: 

  • Các tính năng mới được update liên tục, dễ dàng tuỳ chỉnh 
  • Khả năng tuỳ biến lớn 
  • Việc tạo và xuất bản các khóa đào tạo cho các nhóm người dùng bên ngoài chính xác và dễ dàng 
  • Tích hợp nhiều nền tảng 

NHƯỢC ĐIỂM: 

  • Các tính năng rườm rà và lỗi thời, việc làm mới tính năng mất nhiều thời gian 
  • Hệ thống không thân thiện với người dùng 
  • Chi phí cao 
  • Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng kém, thường tốn nhiều thời gian để chờ đợi 
  • Giao diện cũ 

CHI PHÍ 

Dao động 3 – 4$/user/tháng 

MỨC ĐỘ PHÙ HỢP 

4/10 

Nhìn chung hệ thống Cornerstone có giao diện khá lỗi thời, khó sử dụng nhưng giá thành lại cao, đội ngũ hỗ trợ kĩ thuật cũng khó khăn trong việc đồng hành cùng khách hàng 24/7 do chủ yếu ở nước ngoài, các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng hệ thống LMS này. 


Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm gợi ý để doanh nghiệp lựa chọn được hệ thống LMS phù hợp nhất với đơn vị của mình. Đừng quên tham khảo thêm những thông tin thú vị khác về doanh nghiệp nhé.