Nằm Lòng Phong Tục Cưới Hỏi Miền Bắc Để Không Bỡ Ngỡ Cho Ngày Quan Trọng Nhất Đời

Lễ cưới được xem là một việc trọng đại của cả đời người. Chính vì thế mà nó cần thời gian chuẩn bị cũng như lên kế hoạch kỹ lưỡng để cho ngày vui được trọn vẹn nhất. Thế nhưng ở Việt Nam, mỗi miền lại có một phong tục, nghi thức khác nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trustlist tìm hiểu về phong tục cưới hỏi miền Bắc. Hãy cùng tham khảo nhé!

Xem thêm: Top 5 Địa Điểm Tổ Chức Đám Cưới Ngoài Trời Ở Quy Nhơn Phù Hợp Với Mọi Đối Tượng


1

Lễ Dạm Ngõ

Người dân miền Bắc chắc hẳn đã quen thuộc với phong tục cưới hỏi miền Bắc. Tuy nhiên, mỗi miền lại có nếp sống, văn hóa riêng nên phong tục cưới hỏi ở miền Trung và miền Nam sẽ có sự khác biệt. Nếu bạn là dâu rể miền Trung và miền Nam chắc chắn sẽ cần phải tìm hiểu về các thủ tục trong ngày cưới hỏi.

Thủ tục đầu tiên đó chính là lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ. Đây là buổi gặp mặt của nhà trai và nhà gái và buổi lễ diễn ra tại nhà gái. Trong buổi lễ, nhà trai sẽ có đôi lời để xin phép cho chàng rể được cưới cô dâu. Thủ tục này rất quan trọng đối với người miền Bắc. Ở buổi lễ này cả hai nhà sẽ cùng thống nhất ngày hỏi, ngày cưới.

Trong buổi lễ quan trọng này cả hai bên sẽ có nhiều thành viên quan trọng trong gia đình đó là: Ông bà, bố mẹ, cô, chú, bác, dì ruột. Số lượng người tham gia mỗi bên từ 7 – 10 người. Tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng và mỗi gia đình để sắp xếp số lượng người tham gia phù hợp. Ở lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ chuẩn bị các lễ vật đó là: trầu, cau, rượu, hoa quả, bánh kẹo,… Còn phụ thuộc vào phong tục, khả năng kinh tế của mỗi gia đình mà chuẩn bị lễ vật thích hợp.


2

Lễ Ăn Hỏi

Sau lễ dạm ngõ sẽ tới lễ ăn hỏi và buổi lễ long trọng này còn được gọi bằng cái tên rất trang trọng đó là lễ đính hôn. Buổi lễ diễn ra với mục đích thông báo cho hai họ, bạn bè, làng xóm về việc hứa gả con cái. 

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đầy đủ lễ vật tới nhà gái bao gồm: heo quay, trầu cau, chè, thuốc, rượu, bánh cốm, bánh phu thê, hoa quả,… Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi nhà có thể chuẩn bị từ 5 – 7 – 9 hay 11 tráp mang tới nhà cô dâu. Đồng thời, mỗi nhà có thể chuẩn bị thêm một phong bì tiền hoặc vàng để trao cho nhà gái.

Thành phần tham dự lễ ăn hỏi bao gồm: ông bà, bố mẹ, gia đình, bạn bè, đội hình bê tráp là những chàng trai, cô gái trẻ tuổi, đẹp người, chưa từng lấy vợ gả chồng. Đội bê tráp nhà trai sẽ cùng với đội bê tráp nhà gái cùng nhau bê tráp và trao cho nhau những phong bao lì xì màu đỏ.

Sau khi dàn bê tráp mang tráp vào địa điểm tổ chức lễ ăn hỏi, mẹ của chú rể sẽ thực hiện trao tráp cho mẹ của cô dâu. Nghi thức cuối cùng của buổi lễ đó là báo cáo với tổ tiên, ông bà. Trong buổi lễ này, đại diện của nhà trai sẽ thông báo với nhà gái ngày, giờ chính thức đón dâu.


3

Lễ Cưới

Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc thì lễ cưới chính là ngày được chờ đón nhất. Vào ngày này, nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà. Vào giờ đẹp, nhà trai trong đó có chú rể vào nhà cô dâu và thực hiện nghi lễ xin dâu. Đại diện nhà trai có đôi lời nói với nhà gái. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho một lời xin phép con gái trong nhà đã tới lúc gả đi và thông báo cho tổ tiên biết ngôi nhà đã có thêm một chàng rể.

Tiếp theo, chú rể sẽ mời trà và bánh kẹo, trầu cau cho gia đình, họ hàng và bạn bè. Tới giờ đẹp, chú rể chính thức rước cô dâu lên xe hoa về nhà mình. Tại nhà trai sẽ tổ chức một buổi lễ đón dâu long trọng, có MC, có ca nhạc và những lời chúc phúc. Tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng mà vào ngày lễ này có thể chiêu đãi khách mời tham dự trà, kẹo bánh hoặc mâm cỗ đầy. 


4

Lễ Lại Mặt

Nghi thức cuối cùng trong phong tục cưới hỏi của vùng miền Bắc đó chính là lễ lại mặt. Cô dâu sau khi về nhà chồng được 3 ngày sẽ quay trở về nhà bố mẹ đẻ. Nghi thức này được gọi là lễ lại mặt. Nó mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự hiếu kính, cảm ơn công lao đã dưỡng dục mình trong suốt thời gian qua. Và chàng rể mới cũng sẽ thể hiện sự kính trọng, lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ vợ. 

Lễ vật cần chuẩn bị đối với lễ lại mặt đó là đôi gà trống mai hoặc gạo, phong bì tiền. Mỗi vùng có phong tục tập quán khác nhau nên món quà có sự khác biệt. Dù có là gì thì món quà lớn nhất đối với mẹ cha đó chính là tấm lòng hiếu thảo của hai con. 


Những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ phong tục cưới hỏi miền Bắc rồi phải không nào? Đây là tập tục tốt đẹp được gìn giữ từ bao đời nay. Và là một người dân Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy phong tục tốt đẹp đó. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này. Đừng quên tham khảo thêm những thông tin khác về đám cưới nhé.