Ẩm Thực Ngày Tết Việt Nam: Sự Khác Biệt Thú Vị Của Ba Miền Bắc Trung Nam

Tết là dịp để gia đình sum họp, con cháu bày tỏ lòng thành kính biết ơn tổ tiên và cùng tận hưởng niềm vui, cầu mong sang năm mới an lành, may mắn, thành công. Tất cả những ý nghĩa này được thể hiện trên các phương diện từ cách bài trí, bày biện nhà cửa… và thể hiện bằng chính những món ngon đặc trưng cho ẩm thực ngày Tết Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trustlist khám phá những sự khác biệt thú vị trong văn hóa ẩm thực ngày tết của ba miền Bắc – Trung – Nam nhé!

Xem thêm: Top 5 Địa Chỉ Làm Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc Ngon Và Chất Lượng Tại Hà Nội


1

Tinh Tế Như Mâm Cơm Ngày Tết Miền Bắc

Sự khéo léo và tỉ mẩn đến từng chi tiết cũng là điều tạo nên những nét riêng đặc biệt trong mâm cỗ Tết của người dân miền Bắc. Mâm cỗ đậm sắc Tết tượng trưng cho sức khoẻ và tài lộc đến với mọi nhà.

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc được coi là theo đúng phong cách cổ truyền nhất. Điển hình nhất là chiếc bánh chưng xanh truyền thống được nấu từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và lá dong… đi cùng với món dưa hành muối chua cay đậm đà, tạo thành một “bộ đôi hoàn hảo” không thể nào “vắng mặt” trên mâm cỗ Tết nơi đây. Ngoài ra, người dân miền Bắc cũng hay chuẩn bị thêm thịt kho, cá đông, canh bóng thả,… để tăng thêm sự hấp dẫn cho bữa ăn ngày Tết.


2

Đơn Giản Và Đầy Tình Yêu Thương Như Mâm Cơm Tết Miền Trung

Nét đặc biệt của mâm cỗ Tết miền Trung nằm ở sự đơn giản, gần gũi và ngập tràn yêu thương. Các món ăn ngày Tết tại nơi đây cũng được bày theo những đĩa nhỏ xinh xinh, tương đồng với sự đoàn kết và sẻ chia vốn có.

Đối với người dân miền Trung, mâm cỗ Nhất định thường có đĩa bánh đi cùng với nước chấm. Bánh tét được làm từ nguyên liệu khá giống bánh chưng nhưng sẽ được gói hình trụ lại bằng lá chuối. Ngoài ra còn có thêm giò heo, chả, nem,… mang đến một phong vị khác biệt, rất độc đáo và hấp dẫn.


3

Đa Dạng Như Thực Đơn Ngày Tết Miền Nam

Ẩm thực miền Nam vốn là nơi giao thoa của các vùng miền trên dải đất hình chữ S. Chính vì vậy nên thực đơn ngày Tết miền Nam cũng rất đa dạng. Sự phóng khoáng của người dân nơi đây được thể hiện rõ ràng trên mâm cỗ Tết khi họ không bị bó buộc về mặt thời gian.

Cũng là món bánh tét quen thuộc nhưng món ăn này sẽ được dùng với củ kiệu chua ngọt và trộn cùng tôm khô. Nổi bật không kém đó là món cá kho hột vịt đậm đà, ngon được nấu trong một nồi lớn cho cả gia đình cùng ăn xuyên Tết. Ngoài ra, họ cũng chuẩn bị các món canh chua với hy vọng sự khó khăn và vất vả của năm cũ sẽ vơi bớt để đón một năm mới hạnh phúc và may mắn hơn nữa.


4

Những Giá Trị Văn Hóa Thể Hiện Qua Ẩm Thực Ngày Tết Nước Ta

Văn hoá Việt Nam vốn được biết đến là có sự giao thoa của nhiều dân tộc anh em và giữa các vùng miền với nhau. Ấm thực ngày Tết cũng vậy. Nhưng đó là sự đa dạng trong ẩm thực, tức sẽ có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau và cách thưởng thức cũng có thể không giống nhau, song cùng hướng tới các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Có thể nói, Tết sẽ là dịp tốt nhất cho bất cứ một du khách quốc tế nào muốn tìm hiểu nền văn hoá của Việt Nam. Vì lẽ, người Việt đặc biệt coi trọng tín ngưỡng thờ cúng ông bà và Tết là dịp thể hiện rõ nét nhất truyền thống này. Bởi như kéo dài từ 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Táo về chầu trời, 25 tháng Chạp cúng đưa ông bà, ngày 30 Tết sẽ là củng rước ông bà (hay còn gọi cúng tất niên) và cúng giao thừa, rồi đến lễ cúng gia tiên 3 ngày Mồng 1, Mồng 2, và Mồng 3 Tết.

Bên cạnh đó, mâm ngũ quả cũng là một điểm độc đáo của ẩm thực ngày Tết. Tùy vào từng vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Chẳng hạn đối với người miền Bắc sẽ bày biện các loại như quất, bưởi, cam, chuối hay phật thủ… Trong khi đó, người Nam lại bày mâm quả theo ý nghĩa đậm chất dân gian, mộc mạc là mãng cầu, quả dừa xiêm, đu đủ, xoài. Ngầm hiểu là mong muốn năm mới thuận lợi, như ý, cầu dừa (vừa) đủ xài (xoài). Những đặc điểm này là bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời vào dịp Tết Nguyên Đán được người Việt gìn giữ từ bao đời nay.


5

Ý Nghĩa Của Các Món Ăn Đặc Trưng Trong Ngày Tết Cổ Truyền

  • Bánh Chưng

Gắn liền với sự tích chàng Lang Liêu làm bánh chưng và bánh dày dâng lên vua Hùng. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho sự trù phú, màu mỡ của đất và bánh chưng được nấu từ gạo, thịt lợn, đậu xanh được gói với nhau. .. Đây chính là những tinh tuý trong văn hoá nông nghiệp lúa nước của người việt từ xa xưa, biểu tượng cho sự ấm no, đủ đầy.
Loại bánh này được coi như linh hồn của ngày Tết và là món ngon có lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực Việt Nam. Những chiếc bánh vuông vắn, được làm một cách tinh tế không chỉ tượng trưng cho đất trời mà còn là lòng thành của con cháu với tổ tiên.

  • Thịt Đông

Sự hài hoà của các nguyên liệu thể hiện mong muốn gắn bó giữa mọi người với nhau, lớp thạch trắng cũng mang ý nghĩa cho một năm mới có nhiều thành công và may mắn.

  • Giò Chả

Miếng giò to, dày tượng trưng cho phúc lộc trong nhà. Miếng giò bò trông có vẻ giản dị nhưng lại là biểu trưng của sự quyền quý, giàu sang, trong ấm ngoài êm, phúc lộc đến nhà. Ý nghĩa “trong ấm ngoài êm” của món chả lụa được ra đời cũng là những bí quyết để tạo thành món chả lụa thơm ngon.

  • Thịt Gà Luộc

Theo truyền thống thì thịt gà luộc sẽ để nguyên con. Sau khi cúng xong, thịt gà sẽ được chặt nhỏ thành từng miếng vừa ăn và dùng chung với muối tiêu, lá chanh. Nhiều người tin rằng gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy và viên mãn hạnh phúc: tượng trưng cho một khởi đầu mới thuận lợi và may mắn.

  • Canh Khổ Qua

Tết miền Nam không thể nào thiếu được món canh khổ qua đặc sắc. Ý nghĩa của món canh này, đúng như tên gọi của nó, là mong muốn rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ nhanh chóng qua đi để thay thế bằng những điều may mắn và thuận lợi trong năm mới.

  • Thịt Kho

Người miền Nam vận dụng vô cùng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương ở món thịt kho này với trứng vịt tròn tượng trưng cho dương, từng miếng thịt vuông tượng trưng cho âm. Món ăn này tượng trưng cho thành công và thuận lợi may mắn trong năm mới.

Xem thêm: Top 8 Địa Chỉ Bán Bánh Chưng Ngày Tết Cho Những Ai Bận Rộn


Ẩm thực ngày tết Việt Nam cứ ngỡ quen thuộc nhưng hoá ra cũng thật khác lạ vì vẫn còn nhiều điều mới mẻ và những kiến thức thú vị đang chờ đợi chúng ta khám phá. Với các đầu bếp Việt, phục vụ món ăn không đơn thuần là thưởng thức hương vị mà là quảng bá những nét đẹp văn hoá đến với khách hàng, đặc biệt là đối với những món ăn mang đậm nét truyền thống hay món ăn việt ngày Tết. Vì thế, hiểu biết được ý nghĩa, văn hoá ẩm thực của mỗi món ăn là một lợi thế lớn để người đầu bếp nấu món ăn chuẩn hương vị mà còn đậm đà hơn nữa. Nếu hứng thú với những bài viết với chủ đề tương tự, bạn có thể đọc thêm những bài viết khác cùng chuyên mục Ẩm thực nhé!