9 Bước Đọc Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Nằm Lòng Của Các Chuyên Gia

Đọc và phân tích báo cáo tài chính là một trong những kỹ năng cần thiết giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được những phương án đầu tư kinh doanh, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc và phân tích loại báo cáo này một cách chính xác. Vậy hãy cùng Trustlist khám phá 9 bước phân tích của các chuyên gia nhé.

Xem thêm: Top 3 Xu Hướng Đào Tạo Trực Tuyến Của Doanh Nghiệp


1

Tham Khảo Ý Kiến Của Kiểm Toán Viên

Đa phần khi đọc và phân tích báo cáo tài chính, rất nhiều người thường không chú ý đến ý kiến của kiểm toán, mặc dù đây là phần vô cùng quan trọng. Nếu các kiểm toán viên không đảm bảo tính trung thực của các số liệu trên báo cáo tài chính, bộ báo cáo sẽ không còn ý nghĩa. 

Có 4 mức độ ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, bao gồm:

  • Chấp nhận toàn phần
  • Ngoại trừ
  • Không chấp nhận
  • Từ chối

2

Đọc Hiểu Bảng Cân Đối Kế Toán

Bảng cân đối kế toán là bảng số liệu quan trọng, thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Để đọc hiểu bảng cân đối kế toán, hãy lưu ý 3 bước sau:

  • Liệt kê các mục lớn ở Tài sản và Nguồn vốn.
  • Tính toán tỷ trọng các mục này ở Tài sản – Nguồn vốn cũng như sự thay đổi của các khoản mục ngay thời điểm báo cáo.
  • Ghi chú lại các mục chiếm tỷ trọng lớn hay có biến động lớn về mặt giá trị ngay thời điểm báo cáo.

3

Đọc Hiểu Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo quan trọng thứ hai khi phân tích báo cáo tài chính. Đây là báo cáo tổng kết doanh thu và các chi phí hoạt động của doanh nghiệp tại kỳ báo cáo. Báo cáo này chia hoạt động doanh nghiệp thành 3 mảng bao gồm:

  • Hoạt động kinh doanh chính
  • Hoạt động tài chính
  • Hoạt động khác

Trước khi bắt tay vào phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để có thể theo dõi sự biến động một cách dễ dàng, có thể thực hiện các bước sau:

  • Nhóm riêng doanh thu và chi phí
  • Tính toán tỷ trọng từng chi phí ở Tổng chi phí, tương tự như với doanh thu và sự thay đổi so với cùng kỳ
  • Theo dõi sự thay đổi

4

Đọc Hiểu Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng hợp lại tình hình thu và chi trong khoảng thời gian nhất định của doanh nghiệp. Báo cáo được chia thành 3 phần, tương ứng với 3 dòng tiền:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính

5

Đọc Hiểu Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những nội dung chính sau:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp;
  • Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán;
  • Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng;
  • Các chính sách kế toán áp dụng;
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán;
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Báo cáo KQKD;
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Lưu chuyển tiền tệ.

6

Phân Tích Khả Năng Thanh Toán

Đây là bước bắt đầu tính toán các chỉ số tài chính để có thể biết được mối quan hệ giữa các con số đó như thế nào. Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp sẽ được thực hiện thông qua các hệ số thanh toán như:

  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
  • Hệ số vòng quay các khoản phải thu
  • Hệ số vòng quay hàng tồn kho

7

Phân Tích Đòn Bẩy Tài Chính Trong Báo Cáo

Để có thể phân tích được đòn bẩy tài chính trong báo cáo của doanh nghiệp, chúng ta cần sử dụng hệ số nợ để đánh giá. Hệ số này sẽ thể hiện tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hệ số này càng ở mức cao, doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn càng nhiều rủi ro. Ngược lại, hệ số này càng thấp thì doanh nghiệp sẽ càng có độ an toàn cao.


8

Phân Tích Khả Năng Sinh Lời

Doanh nghiệp hoạt động với mục đích chính là lợi nhuận, vì vậy lợi nhuận sẽ là tiêu chí quan trọng phản ánh hiệu quả toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất cũng như kinh doanh. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khi phân tích báo cáo tài chính, cần dựa vào các chỉ số sau:

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp
  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
  • Thu nhập một cổ phần thường

9

Phân Tích Dòng Tiền

Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính là để đánh giá năng lực tài chính cũng như chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp. 2 số liệu chúng ta cần quan tâm khi phân tích dòng tiền là:

  • Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
  • Tỷ suất dòng tiền tự do

Trên đây là 9 bước giúp bạn phân tích báo cáo tài chính chi tiết và chính xác nhất. Đừng quên tham khảo thêm các thông tin thú vị khác về doanh nghiệp nhé.