8 Phong Cách Lãnh Đạo Phổ Biến Nhất Hiện Nay Cho Các Nhà Quản Trị

Phong cách lãnh đạo chính là chìa khóa giúp các nhà quản trị tạo sức ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên đồng thời thúc đẩy nhân viên làm việc năng suất với hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển văn hóa của doanh nghiệp. Vậy hãy cùng theo chân Trustlist khám phá những phong cách hiệu quả dành cho nhà lãnh đạo qua bài viết sau nhé!

Xem thêm: 10 Bí Kíp Quản Trị Doanh Nghiệp Của Người Nhật Mà Nhà Lãnh Đạo Nào Cũng Nên Biết


1

Phong Cách Lãnh Đạo Tầm Nhìn

Đây là một phong cách có rất nhiều ưu điểm và đặc biệt hiệu quả khi dẫn dắt một đội nhóm. Bạn luôn chia sẻ mục tiêu cuối cùng với đội nhóm của mình và cho phép mọi người tự do tính toán, thử nghiệm và đổi mới.

Những người có phong cách lãnh đạo này thường hào hứng với những điều mới mẻ, tư duy cởi mở và luôn hướng đến những mục tiêu cao.


2

Lãnh Đạo Chuyên Quyền (Phong Cách Lãnh Đạo Độc Đoán)

Phong cách chuyên quyền là cách mà các nhà quản trị tự đưa ra quyết định của riêng mình mà không tham khảo ý kiến ​​từ nhân viên cấp dưới hay của bất kỳ ai. Chính vì thế, nhân viên sẽ phải nghe theo nhiệm vụ của cấp trên giao phó mà không được đưa ra ý kiến cá nhân.

Có thể kết luận rằng, đây là phong cách sẽ phù hợp và hiệu quả khi được áp dụng trong môi trường doanh nghiệp mà phần lớn là người lao động cần nhiều sự giám sát cũng như có ít hoặc không có kinh nghiệm. Điểm hạn chế của việc giám sát này là có thể kìm hãm sự sáng tạo và khiến người lao động cảm thấy bị gò bó, ngột ngạt dẫn tới tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cao, vòng đời nhân sự ngắn.


3

Phong Cách Lãnh Đạo Dân Chủ

Phong cách này là sự kết hợp dung hòa giữa phong cách lãnh đạo uỷ quyền và độc đoán. Nhà quản trị sẽ tham khảo tất cả ý kiến và quan điểm của nhân viên và sau đó mới đưa đến quyết định cuối cùng.

Áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn sẽ tạo được môi trường làm việc thoải mái, rất được lòng cấp dưới và tỷ lệ giữ chân nhân viên sẽ rất cao.Chỉ là trong một môi trường làm việc có nhịp độ nhanh, nơi các quyết định cần được đưa ra trong thời gian ngắn, sự lãnh đạo dân chủ có thể khiến mọi thứ chậm tiến độ. 

Theo nghiên cứu của Lewin lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách đạt hiệu quả nhất. Theo như lý thuyết, các nhà quản trị áp dụng phong cách này thường khuyến khích các thành viên trong nhóm nêu ra ý kiến cá nhân, nhưng vẫn phải có chính kiến riêng để đưa ra quyết định cuối cùng.


4

Phong Cách Liên Kết

Phong cách của những nhà quản trị này sẽ tập trung vào nhóm, thúc đẩy tinh thần làm việc cả đội để hoàn thành công việc 1 cách hiệu quả. Thay vì đưa ra lời khen ngợi và tuyên dương cho từng cá nhân, những nhà lãnh đạo liên kết thường có xu hướng tuyên dương cả đội, nhóm.

Theo phong cách lãnh đạo này sẽ khiến nhân viên cảm thấy bản thân họ luôn được tôn trọng và là một phần không thể thiếu của một đội hoặc tổ chức.


5

Phong Cách Huấn Luyện

Trong bất kỳ một đội hoặc tổ chức làm việc nào cũng luôn có một người dẫn đầu trong đội, và việc lãnh đạo cũng vậy. Người dẫn đầu là người có mục tiêu cao, yêu cầu nhóm của mình tuân thủ theo các quy tắc để đạt được kết quả tốt nhất và về đích nhanh nhất.

Phong cách lãnh đạo này hoạt động hiệu quả với một nhóm giàu kinh nghiệm và đều có tinh thần hiếu thắng. Tuy nhiên, phong cách này cũng khiến nhiều thành viên nhanh chóng cảm thấy ngợp và không theo kịp tiến độ công việc. Phong cách này hoạt động năng suất nhất khi nhóm của bạn mới tham gia một dự án mới và tất cả đều cần được truyền lửa.


6

Phong Cách Tốc Độ

Với phong cách này, các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu cao và mong đợi chúng ta đạt được. Bên cạnh đặt mục tiêu cao cho người khác, họ cũng tự đặt mục tiêu cho chính mình rất nghiêm ngặt. 

Theo phong cách lãnh đạo này, người quản lý sẽ xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy năng suất, khen thưởng cho người lao động khi họ đạt được KPI đề ra và sẽ có những hành động kỷ luật nếu không đạt được chỉ tiêu đề ra.

Hơn nữa họ còn là người dẫn đầu, vì vậy họ phải cố gắng phấn đấu trở nên xuất sắc và mong đợi những người khác cũng làm như vậy.


7

Phong Cách Chuyển Đổi

Hầu hết những nhà quản trị sở hữu phong cách này rất tâm lý, đáng tin cậy và cực kỳ khiêm tốn. Họ có tầm nhìn truyền cảm hứng cho toàn thể nhân viên, cho phép mọi người cùng nhau phát triển.

Phong cách chuyển đổi có rất nhiều ưu điểm nếu bạn thực sự truyền tải được cảm hứng đến nhân viên. Nếu làm tốt vai trò của mình bạn có thể thúc đẩy nhân viên của mình phát huy hết năng lực. 

Tuy nhiên nếu nhân viên không hài lòng và đồng thuận, không có sự gắn kết với chiến lược của bạn đưa ra thì cũng sẽ khá tệ.


8

Phong Cách Thuyết Phục

Không phải nhà lãnh đạo cũng phải thể hiện hết quyền lực của mình. Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi sếp phải có một tính cách hấp dẫn để thuyết phục tốt nhân viên của mình. Nhân viên trong nhóm cảm thấy được truyền động lực và thậm chí tràn đầy năng lượng bởi những lời lẽ khéo léo và thuyết phục của sếp.

Có rất nhiều ưu điểm đối với phong cách này bởi vì một khi nhân viên thích bạn, họ sẽ một lòng cống hiến và hướng tới một mục tiêu chung.

Nhưng để trở thành người dẫn đầu phong cách này không phải ai cũng làm được vì vốn dĩ không phải ai cũng có sức hút. Bạn phải thực hiện với sự luyện tập nhiều từ cử chỉ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc.


Hi vọng với 8 phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay được gợi ý ở trên, các nhà quản trị đã có thể tham khảo và áp dụng thành công. Đừng quên tham khảo những bài viết liên quan trong nhóm chủ đề doanh nghiệp để có thêm nhiều thông tin bổ ích!