8 Loại Chứng Chỉ Kiểm Toán, Kế Toán Cho Ngành Tài Chính Không Thể Bỏ Qua

Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán – Kiểm toán thì các chứng chỉ kế toán là sự lựa chọn hoàn hảo, mở ra nhiều tiềm năng nghề nghiệp và thu nhập dành cho bạn. các kế toán viên luôn phải trang bị kỹ năng làm việc và nâng cao trình độ chuyên môn thông qua những chứng chỉ kiểm toán chuyên nghiệp. Điều này không chỉ giúp họ tạo dựng uy tín trước nhà tuyển dụng, mà còn mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp tiến đến vị trí cao hơn với mức thu nhập lớn hơn. Hãy cùng Trustlist khám phá những chứng chỉ kế – kiểm phổ biến nhất hiện nay được gợi ý dưới đây nhé!

Xem thêm: 9 Bước Đọc Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Nằm Lòng Của Các Chuyên Gia


1

Chứng Chỉ CPA – Chứng Chỉ Kiểm Toán

Chứng chỉ CPA chắc hẳn không còn quá xa lạ với những bạn làm việc trong lĩnh vực kế – kiểm toán. Đây là chứng chỉ kiểm toán, kế toán được cấp bởi viện kế kiểm trong nước và quốc tế. 

Chứng chỉ CPA chứng nhận về năng lực quản lý rủi ro,  kế toán pháp lý, và mức độ chuyên nghiệp của kế toán viên. Trong thời đại ngày nay, ngày càng nhiều công ty yêu cầu nhân viên có trình độ cao và yêu cầu chứng chỉ này đối với vị trí quản lý. Bên cạnh đó, nếu sở hữu chứng chỉ này bạn cũng có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán.

Chứng chỉ CPA tại Việt Nam yêu cầu người dự thi cần có tối thiểu 5 năm làm việc ở vị trí kế toán hoặc 4 năm kinh nghiệm làm trợ lý kiểm toán viên. 

Kỳ thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam bao gồm 6 môn chuyên ngành trong thời gian 180 phút/ môn và 1 môn ngoại ngữ trong 120 phút.

chung-chi-CPA

2

Chứng Chỉ ACCA – Chứng Chỉ Kiểm Toán

Chứng chỉ ACCA được viết tắt từ The Association of Chartered Certified Accountants – tên gọi của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc. Hiệp hội mang đến cho giới chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính một chương trình chuyên nghiệp được chứng nhận trên phạm vi toàn cầu. 

ACCA là chứng chỉ kiểm toán, kế toán đề cập đến kiến thức và kỹ năng chuyên môn bao gồm: báo cáo tài chính, thuế, quản lý tài chính, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và khả năng lãnh đạo.

Với những bạn mong muốn làm việc trong các công ty Big 4 hoặc non-Big 4 đây là chứng chỉ được rất nhiều bạn theo đuổi. Kỳ thi ACCA được xây dựng dựa trên IFRS – chuẩn mực kế toán được 139 quốc gia trên thế giới tuân thủ.

Để tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ ACCA thí sinh là sinh viên tại các trường Cao đẳng/Đại học hoặc đã tốt nghiệp và làm việc trong lĩnh vực trong 3 năm. 

Với thí sinh chưa tốt nghiệp cần trang bị khóa học nền tảng nhằm bổ sung kiến thức về kế toán, thường là CAT – chứng chỉ kế toán sơ cấp do ACCA cung cấp.

chung-chi-ACCA

3

Chứng Chỉ CFA – Chứng Chỉ Kiểm Toán

CFA là chứng chỉ kiểm toán, kế toán dùng để đo lường và xác nhận năng lực, đạo đức nghề nghiệp của các nhà phân tích tài chính được công nhận trên phạm vi toàn cầu bởi Viện CFA.

Với những bạn đam mê tài chính thì CFA là một bước đà cực kỳ quan trọng để giúp họ có thể chinh phục các công việc mơ ước trong lĩnh vực này. Có thể nói, đây là một chứng chỉ danh giá nhất trong giới tài chính.

Người sở hữu chứng chỉ CFA thường có nhiều cơ hội để thăng tiến và nâng cao mức thu nhập. Nhờ sự khắt khe về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, chứng chỉ CFA sẽ giúp bạn nâng cao được sự tin cậy và mở ra nhiều cơ hội đầu tư. 

Người học CFA được yêu cầu khắt khe về kiến thức nền tảng và trình độ ngoại ngữ tốt.

chung-chi-CFA

4

Chứng Chỉ CIA

CIA là một trong các chứng chỉ quốc tế mà bạn không thể không biết, được cấp bởi tổ chức nghề nghiệp duy nhất trên thế giới về kiểm toán nội bộ – Hiệp hội Kiểm toán nội bộ IIA (Institute of Internal Auditors).

Chứng chỉ kiểm toán CIA được các nhà tuyển dụng rất đánh giá cao bởi năng lực chuyên môn, quản trị rủi ro doanh nghiệp và khả năng làm việc thành thạo với nhân viên, khách hàng. 

Việc sở hữu chứng chỉ CIA là hết sức cần thiết với các kiểm toán viên nội bộ mong muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn như quản lý, kiểm toán trưởng hay giám đốc.

Để tham gia kỳ thi CIA thí sinh phải có bằng đại học và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí kiểm toán nội bộ. Ứng viên sở hữu bằng thạc sĩ có thể thay thế cho một năm kinh nghiệm. Kỳ thi chứng chỉ CIA được diễn ra trong 6.5 giờ, với 3 phần thi trắc nghiệm.

chung-chi-CIA

5

Chứng Chỉ CMA

CMA là chứng chỉ chứng nhận người dự thi là chuyên gia trong lĩnh vực kế toán quản trị, quản trị tài chính doanh nghiệp. Chứng chỉ thể hiện sự thành thạo của ứng viên trong các kỹ năng quản lý tài chính, kế toán từ góc độ nội bộ. 

Phần lớn các kế toán viên chuyên nghiệp đều là sở hữu chứng chỉ CPA, CMA. Nếu bạn muốn nâng cấp nghề nghiệp của mình thì chứng chỉ này thực sự hết sức cần thiết. Chứng chỉ kiểm toán CMA được cho là thực tế hơn những lý thuyết có trong kỳ thi của CPA.

Người tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ phải là người đã tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán hoặc quản lý tài chính. Bài thi được diễn ra trong vòng 8 giờ, bao gồm 2 cấp độ thi. 

chung-chi-CMA

6

Chứng Chỉ VACPA

Chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants) là chứng chỉ mang tính thực hành cao theo các chuẩn mực Việt Nam về Kế toán, Kiểm toán cùng các loại thuế hiện hành. Đây là chứng chỉ do Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận.

Trong chương trình đào tạo chứng chỉ VACPA, cứ sau 60 giờ học lý thuyết sẽ có 40 giờ thực hành trên một khách hàng thật với nội dung công việc như một kế toán viên thực thụ như: xác định rủi ro, viết hồ sơ, làm việc theo nhóm, đưa ra các bút toán điều chỉnh cho khách hàng…

Chứng chỉ VACPA đặc biệt cần thiết với những đối tượng là kiểm toán viên muốn nâng cao trình độ và tay nghề, sinh viên đại học năm cuối muốn hành nghề kế toán viên, các trợ lý kiểm toán muốn thăng tiến trong công việc.

chung-chi-VACPA

7

Chứng Chỉ CIMA

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) là chứng chỉ kiểm toán quốc tế do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc cấp. Đây là chứng chỉ cung cấp cho người học những kiến thức mang tính thực tế cao về quản trị tài chính và quản trị chiến lược.

Chứng chỉ CIMA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang lại cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, tư vấn quản trị, ngân hàng…

Bên cạnh đó, Hiệp hội CIMA không yêu cầu người học có chứng chỉ tiếng Anh. Tuy nhiên, để có thể tiếp thu kiến thức môn học, bạn cần có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng C hoặc IELTS 5.0.

chung-chi-CIMA

8

Chứng Chỉ FRM

FRM (Financial Risk Manager) là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính có uy tín cao và được công nhận toàn cầu, được tổ chức thi và cấp bởi GARP (Global Association of Risk Professionals – Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro).

Chứng chỉ FRM dành cho các chuyên gia quản trị rủi ro, đặc biệt là những người làm trong các chuyên môn liên quan tới phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các loại hình rủi ro tài chính khác thuộc các lĩnh vực như: Ngân hàng, Đầu tư, Chứng khoán, Quản trị tài chính doanh nghiệp.

chung-chi-FRM

Hi vọng với 8 loại chứng chỉ kiểm toán, kế toán cho ngành tài chính được gợi ý ở trên, các bạn đã có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả.  Đừng quên tham khảo những bài viết liên quan trong nhóm chủ đề doanh nghiệp để có thêm nhiều thông tin bổ ích!