8 Cách Giúp Các Nhà Quản Trị Tạo Động Lực Cho Nhân Viên Làm Việc Năng Suất

Sở hữu được một nguồn nhân lực dồi dào và sẵn sàng hoàn thành tốt từng công việc được giao luôn là điều kỳ vọng của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, để giúp nhân viên luôn giữ được sự hăng hái đối với công việc, nghệ thuật tạo động lực trong công việc là yếu tố tiên quyết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp hợp lý để tạo động lực cho nhân viên vẫn là một bài toán khó của nhiều công ty. Hãy cùng theo dõi những phương pháp Trustlist đưa ra để húc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất.

Xem thêm: 5 Công Cụ Cho Doanh Nghiệp Thu Thập Dữ Liệu Khách Hàng


1

Phân Bổ Công Việc Hợp Lý – Phương Pháp Tạo Động Lực Cho Nhân Viên

Các doanh nghiệp nên phân chia công việc cho nhân viên và tiến hành quản lý một cách hợp lý. Điều này sẽ góp phần tạo động lực cho nhân viên, tạo ra môi trường thoải mái cho nhân viên khi tham gia vào dự án của công ty. 

Trong quá trình thực hiện việc phân chia và quản lý, doanh nghiệp không nên can thiệp mà để nhân viên tự nhìn sâu vào việc cảm nhận thành công của công việc, tránh đưa ra cho nhân viên những yêu cầu hoàn thành công việc hay dự án.


2

Khen Ngợi, Khuyến Khích Và Công Nhận Mọi Nỗ Lực, Thành Công Của Nhân Viên

Đừng bao giờ quên đưa ra những khen ngợi nhân viên khi họ làm việc hiệu quả hoặc ngay cả khi họ chưa hoàn thành công việc. Lúc đó, nhân viên sẽ cảm nhận rằng bạn đang công nhận và trân trọng những nỗ lực, cố gắng mà họ đã tận tâm đóng góp. 

Chỉ bằng cách đơn giản thông qua việc khuyến khích, động viên và tuyên dương nhân viên mỗi tuần hay mỗi tháng cũng giúp nhân viên làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Phương pháp này không chỉ góp phần tối ưu hóa hiệu suất lao động mà còn tạo ra động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn.


3

Đặt Mục Tiêu Hướng Tới – Phương Pháp Tạo Động Lực Cho Nhân Viên

Đặt mục tiêu rõ ràng và thường xuyên là một trong những cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất. Hầu hết các công ty luôn đưa ra những mục tiêu lớn và chung chung nhưng việc chia nhỏ các mục tiêu sẽ là chìa khóa tạo động lực cho nhân viên, giúp họ cảm thấy ít áp lực và hoàn thành công việc tốt hơn.

Cảm giác hài lòng sẽ được tăng lên nếu nhân viên thường xuyên đạt được các mục tiêu vì thế nên sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhân viên tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu tiếp theo.


4

Tìm Hiểu, Lắng Nghe Nhu Cầu Của Nhân Viên

Mỗi nhân viên sẽ có một vấn đề mà họ bận tâm vì thế năng suất lao động của mỗi nhân viên sẽ bị tác động bởi những nhu cầu của họ. Do đó, các nhà quản trị cần phải thấu hiểu và lắng nghe các ý kiến, sự chia sẻ của từng nhân viên để từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn. Việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mỗi người không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên mà còn tạo được mối quan hệ tin tưởng, hòa đồng giữa các nhân viên và cấp quản lý, tăng khả năng làm việc nhóm.


5

Chế Độ Đãi Ngộ Và Khen Thưởng Công Bằng

Hầu hết các nhân viên đều quan tâm đến sự công bằng trong các khen thưởng và đãi ngộ của công ty. Điều này được thể hiện rõ ràng ở vấn đề thanh toán tiền lương và thưởng cho nhân viên. Doanh nghiệp cần đưa ra khoản chi trả hợp lý, xứng đáng tùy theo năng lực của mỗi người. Ngoài ra khi nhân viên làm việc thêm ngoài thời gian quy định của công ty, cũng cần tính lương ngoài giờ sao cho công bằng. 

Nếu công ty đưa ra mức lương, thưởng và đãi ngộ rõ ràng, nhân viên sẽ xác định cụ thể mức thu nhập nhận được. Từ đó, họ luôn giữ tinh thần để phấn đấu hoàn thành mục tiêu công việc thật tốt và trọn vẹn. Cách tạo động lực cho người lao động làm việc tốt nhất mà doanh nghiệp nên áp dụng đó là đãi ngộ công bằng và phù hợp với từng năng lực của mỗi người. Nhà quản trị nên lưu ý nên sử dụng cách này với cả nhân sự từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.


6

Đào Tạo Chuyên Môn, Trao Cơ Hội Để Nhân Viên Phát Triển

chuyên môn, trao cơ hội để nhân viên phát triển. Nhân viên sẽ hoàn thành công việc hiệu quả hơn nếu họ được trang bị tốt các kỹ năng. Hơn nữa, qua phương án này cũng là cách giúp doanh nghiệp thu hút hơn các nhân tài ở lại với mình.

Thực tế, bất kỳ ai sẽ cảm thấy luôn tự hào về công việc nếu họ được lĩnh hội những kĩ năng và kiến thức mới. Đồng thời, người lao động sẽ cảm thấy được nâng tầm hơn trong nghề nghiệp họ chọn với một hướng đi rõ ràng. Điều này tạo động lực cho người lao động thêm trách nhiệm, cống hiến cho công ty.


7

Đưa Ra Những Nhận Xét, Phản Hồi Hữu Ích Đến Nhân Viên

Trong những cuộc họp, nhân viên luôn muốn được nghe nhận xét, góp ý, phản hồi từ cấp trên. Vì thế mà các nhà quản lý cần phải khéo léo để đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét. Điều này sẽ giúp nhân viên nhìn ra được những thiếu sót, hạn chế và dễ dàng ghi nhận lời góp ý, chỉ dẫn.

Khi nhân viên mắc lỗi hay khuyết điểm đừng vội chỉ trích, áp dụng hình phạt vi phạm với họ. Nhà quản lý nên đưa ra những nhận xét tích cực, hãy khéo léo đưa ra góp ý để biến sai lầm của nhân viên  thành mục tiêu khắc phục sao cho tốt hơn.

Khi cấp dưới hoàn thành công việc, cấp trên cũng đừng ngần ngại đưa ra những lời khen, khuyến khích với mục đích tạo động lực cho nhân viên một cách kịp thời và hiệu quả.


8

Cân Bằng Giữa Đời Sống Nhân Viên Và Công Việc

Việc quan tâm đến đời sống của nhân viên là yếu tố cần thiết giúp cho họ không ngần ngại đóng góp làm việc thêm nhiều giờ cho công ty. Chỉ cần thông một vài hành động nhỏ như đưa ra góp ý, lời khuyên hay những kinh nghiệm của mình về vấn đề mà nhân viên đang gặp phải trong cuộc sống…sẽ tạo động lực cho nhân viên trong công việc, giúp họ cân bằng được cuộc sống. 

Một môi trường làm việc mang đến sự cân bằng tốt trong cuộc sống và công việc sẽ thôi thúc nhân viên hết mình cống hiến cho công ty. Khi nhân viên có động lực thúc đẩy sẽ luôn nỗ lực đóng góp hết mình cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đừng để tình trạng kiệt sức xảy ra họ có thể sẽ mất đi niềm đam mê với công việc của mình.


Hi vọng với 8 phương án khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên để làm việc hiệu quả được gợi ý ở trên, các nhà quản trị đã có thể tham khảo và áp dụng thành công. Đừng quên tham khảo những bài viết liên quan trong nhóm chủ đề Doanh nghiệp để có thêm nhiều thông tin bổ ích!