6 Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Chuyên Nghiệp Cho Các Nhà Lãnh Đạo

Kỹ năng quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu ở mọi lĩnh vực chứ không riêng bất kỳ mô hình nào. Nếu doanh nghiệp không có sự đầu tư vào quản lý nhân sự thì sẽ phải gánh chịu rất nhiều tổn hại trong tương lai. Dưới đây là 6 kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp cho các nhà lãnh đạo tham khảo từ Trustlist!


1

Kỹ Năng Chuyên Môn

Những đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu thiếu với người làm quản trị nhân sự, đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực; phác họa chân dung ứng viên tiềm năng cho các vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp đăng tuyển. Sau đó là sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công để nhìn rõ chân dung, “bản chất” ứng viên để tuyển dụng hiệu quả. Tiếp đó, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty,… 

Đối với một người quản lý nhân sự thì việc nâng cao kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc hay tình hình nhân sự như thế nào cũng sẽ không làm khó được bạn. Hơn hết, một khi có đủ kiến thức, năng lực nghề nghiệp, bạn mới có thể hoàn thành tốt việc quản lý nhân sự.


2

Kỹ Năng Nhân Sự

Một người quản lý nhân sự đòi hỏi phải giỏi về các kỹ năng nhân sự, bao gồm:

  • Chiến lược và quản lý nhân sự, kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực
  • Thiết kế bộ máy tổ chức, tuyển dụng, đào tạo
  • Kỹ năng nâng cao hiệu quả công việc, xây dựng chế độ lương bổng và các khoản phúc lợi hợp lý cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhân viên.

Khi nhà quản lý nắm bắt toàn bộ các chức năng về nhân sự, sẽ dễ dàng hơn trong việc sắp xếp công việc, bao quát được toàn bộ hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhà quản lý đưa ra được những kế hoạch chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.


3

Kỹ Năng Giao Tiếp

Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể. Bạn phải là người nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty và đặc biệt là hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người. Người quản lý phải luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết cho nhân viên. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, người quản lý phải hoàn thiện và trau dồi các kỹ năng giao tiếp như sau:

  • Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình
  • Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục
  • Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh
  • Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu những lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống
  • Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, hay bạn phải rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người.

4

Kỹ Năng Thuyết Phục

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, người quản lý nhân sự còn phải trang bị cho mình khả năng thuyết phục. Đó là khả năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động.

Trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi các mâu thuẫn nội bộ với nhân viên hoặc với cấp trên. Do đó, đòi hỏi người quản lý nhà quản lý phải là người hòa giải, khiến mọi người hài lòng và chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất. Để có được kỹ năng thuyết phục, người quản lý phải vững về chuyên môn và có sự linh hoạt cần thiết trong mọi vấn đề.


5

Kỹ Năng Làm Việc Nhóm

Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều). Vì thế, trong công việc, bạn cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc.

Bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.


6

Kỹ Năng Đọc Vị Tâm Lý

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên. Từ đó giúp bạn nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, tìm kiếm ứng viên tài năng và giảm tỷ lệ tuyển dụng sai. Bên cạnh đó còn là giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.

Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân của nhân viên. Từ đó, người quản lý có thể hiểu được động cơ, tâm lý của nhân viên, để có những ứng xử hay xử lý vấn đề được thấu tình đạt lý.


Có thể thấy, kỹ năng quản lý nhân viên trong hoạt động của doanh nghiệp là rất quan trọng, tốn nhiều thời gian và không hề dễ dàng. Thấu hiểu công tác quản lý con người là không dễ dàng, bởi vậy, nhiều nhà quản lý đã ứng dụng công nghệ để nắm bắt tâm lý nhân sự một cách dễ dàng hơn. Đừng quên tham khảo những bài viết liên quan trong nhóm chủ đề Doanh nghiệp của Trustlist để có thêm nhiều thông tin bổ ích!