5 Loại Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Mà Các Nhà Lãnh Đạo Cần Quan Tâm Hàng Đầu

Chi phí quản lý là khoản chi đóng vai trò chủ chốt trong mỗi doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động vận hành một cách có hiệu quả. Vậy thế nào là chi phí quản lý doanh nghiệp? Nhà lãnh đạo cần quan tâm nhất những khoản chi phí nào? Cùng Trustlist tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm: 5 Phần Mềm LMS Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp Hiện Nay

1. Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Là Gì?

Đây là khoản chi phí phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tổ chức vận hành các hoạt của mình. Chi phí này liên quan đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ không tách rời đối với từng hoạt động cụ thể. 

Chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng khác nhau tùy theo từng cách thức hoạt động. Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng cấu thành nên hệ thống chi phí của doanh nghiệp

2. 5 Loại Chi Phí Cần Được Quan Tâm Nhất

2.1. Chi Phí Nhân Viên Quản Lý

Đây là loại chi phí phản ánh các khoản mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra cho đội ngũ nhân sự quản lý doanh nghiệp.

Các khoản phải trả bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, tiền các loại bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,…). Người thụ hưởng khoản chi phí này là Ban Giám đốc của doanh nghiệp và nhân viên quản lý ở các bộ phận, phòng ban. 

2.2. Chi Phí Vật Liệu Quản Lý

Các khoản chi phí cho vật liệu quản lý được dùng trong các hoạt động quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, các dụng cụ, công cụ,… cũng như các vật liệu trong việc sửa chữa tài sản cố định. Tất cả các chi phí này sẽ được hạch toán thông qua tài khoản 6422.

2.3. Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản đó. Cụ thể hơn, khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc tài sản bị hao mòn giá trị sử dụng có thể do tác động của tự nhiên hoặc do tự phát triển của khoa học công nghệ.

Tài sản cố định sẽ bao gồm nhà xưởng/văn phòng làm việc, máy móc thiết bị quản lý, vật liệu kiến trúc xây dựng, kho dự trữ tài liệu,… Loại chi phí quản lý này sẽ được hạch toán thông qua tài khoản 6424.

2.4. Chi Phí Dịch Vụ Mua Ngoài

Bao gồm các khoản phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý công ty như tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ,… các khoản phí này đều được hạch toán thông qua tài khoản 6427.

2.5. Chi Phí Dự Phòng

Chi phí dự phòng được là khoản chi phí sinh ra để dự trù cho chi phí chính trong trường hợp phát sinh các vấn đề rủi ro trong tương lai khi tiến hành các dự án. Khoản phí này được coi như là khoản “bảo hiểm rủi ro” nó xuất hiện trong bất cứ hợp đồng, dự án nào của doanh nghiệp. Trong tất cả các hoạt động từ kế hoạch sản xuất đến nhập hàng, đầu tư công nghệ hay xây dựng đều có chi phí quản lý này.

Kết

Việc có thể kiểm soát tốt các khoản chi phí quản lý là vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của Trustlist sẽ giúp bạn hiểu hơn về thế nào là chi phí quản lý cũng như 5 loại chi phí quản lý doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm hàng đầu.