10 Bí Kíp Quản Trị Doanh Nghiệp Của Người Nhật Mà Nhà Lãnh Đạo Nào Cũng Nên Biết

Quản trị doanh nghiệp luôn là công việc đòi hỏi người lãnh đạo phải biết cách điều hành hiệu quả. Nhật Bản luôn là một trong những đất nước được rất đánh giá cao về lối sống và cách thức làm việc hay kể cả trong hoạt động giao tiếp hằng ngày. Hãy cùng Trustlist tìm hiểu 10 bí kíp quản trị của người Nhật nhé!

Xem thêm: 6 Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Chuyên Nghiệp Cho Các Nhà Lãnh Đạo


1

Liên Tục Cải Tiến

Đây là nguyên tắc đòi hỏi người lãnh đạo không ngừng cải thiện phong cách làm việc của nhân viên. Hãy luôn nhớ rằng không được phép để doanh nghiệp dậm chân tại chỗ mà phải cải tiến mỗi ngày bởi tiến bộ chính là quá trình phát triển dần dần từ thấp lên cao. Nhà quản trị cần phải cung cấp cho đội ngũ nhân sự môi trường làm việc thuận lợi để thực hiện sự cải tiến.

Male and female financial managers gathered together in spacious meeting room and analyzing statistical data, picturesque view on background

2

Mọi Người Đều Có Quyền Phát Biểu

Nhà quản trị cần đảm bảo làm sao để mọi thành viên đều có thể cùng nhau trao đổi quan điểm về các vấn đề của công ty ngay từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất. Điều này cũng nên áp dụng rộng rãi trong tất cả các buổi họp và công tác hoạch định mỗi dịp hàng năm. Biết lắng nghe quan điểm của nhân viên sẽ khiến bạn nhận được thêm sự ủng hộ của đội ngũ lãnh đạo để xây dựng những kế hoạch phát triển tốt hơn nữa.


3

Ngừng La Mắng Nhân Viên

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu gần đây bởi Tạp chí Kinh doanh Harvard, 54% nhân viên cảm thấy họ không thường có được sự tin tưởng từ sếp của mình. Trách mắng nhân viên trước mặt khách, không thừa nhận năng lực của họ hay không nghe ý kiến của họ là những dấu hiệu của việc không tôn trọng. 

Việc la mắng không chỉ gây nên khoảng cách giữa nhân viên và khách hàng mà còn ảnh hưởng tới năng suất lao động. Cho dù bạn cảm thấy thế nào, trước hết, phải tôn trọng nhân viên theo phép lịch sự căn bản đã. 


4

Luân Chuyển Nhân Viên Giỏi

Bất kỳ ai nếu cứ lặp đi lặp lại một công việc hết năm này sang năm khác, thì qua một thời gian nhất định họ sẽ trở nên quá quen với công việc, sau đó trở nên trì trệ và giảm dần khả năng tư duy, sáng tạo. Sẽ nếu không thay đổi hay luân chuyển nhân viên liên tục, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào trạng thái dậm chân tại chỗ, hay xấu hơn nữa là phá sản. 


5

Làm Cho Người Khác Hiểu Công Việc Của Mình

Muốn làm được điều này, các nhà quản trị cần chú ý đến các kỹ năng huấn luyện và thuyết trình. Một ví dụ điển hình là các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony, Nhật Bản, luôn chú trọng việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.


6

Kết Hợp Các Bộ Phận

Doanh nghiệp không chỉ là một tổ chức riêng biệt mà còn là một tập thể được cấu thành bởi các cá nhân và những đội nhóm nhỏ hơn nữa. Vì vậy, sự đoàn kết trong doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi phòng ban, bộ phận đều thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong công ty nhưng sự đoàn kết là cần thiết và không thể thiếu được.

Millennial group of young businesspeople Asia businessman and businesswoman celebrate giving five after dealing feeling happy and signing contract or agreement at meeting room in small modern office.

7

Quan Tâm Nhân Viên Nhiều Hơn

Nếu nhân viên có đề nghị trợ giúp việc khác thì nhà quản trị cũng nên cố làm theo yêu cầu đó ngay khi có thể. Nói cách khác, nếu các nhân viên nhận thấy nhà quản trị cấp cao lắng nghe và sẵn lòng xử lý vấn đề của họ, thì họ sẽ nhiệt tình hơn với việc thực hiện trách nhiệm được giao phó


8

Đề Cao Vai Trò Của Nhân Viên

Nhân viên giỏi luôn chiếm một vị trí then chốt đóng góp vào hiệu quả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Họ có tài năng, lòng trung thành và biết cách đặt niềm tin ở bạn. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi ngày nay, có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp coi họ là “cộng sự” thay vì chỉ là một nhân viên. Nhờ đó, nhân viên cũng sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn khi họ đóng góp tiếng nói trong các vấn đề khác nhau.


9

Diễn Tập Để Huấn Luyện Các Kỹ Năng Cần Thiết

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình được thể hiện trong rất nhiều ngành nghề, từ xây dựng đến kiến trúc, nhà giáo đến kỹ sư và bác sĩ cũng như nhân viên ngân hàng. Với những ngành nghề có tính chất kỹ thuật sâu như kỹ sư cơ khí hay công nghệ thông tin, các nhà quản lý thường đặt kỹ năng thuyết trình cao hơn kiến thức chuyên môn khi bổ nhiệm hoặc đề bạt một ai đó. 


10

Đảm Bảo Việc Làm, Tạo Không Khí Tin Cậy

Khi các thành viên bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau, lòng tin trong nhóm sẽ được tăng thêm, mọi người sẽ thẳng thắn và cởi mở trao đổi quan điểm, cùng góp công sức cho việc xây dựng những mục tiêu chung của nhóm. 

Việc luôn tạo nên môi trường làm việc trong sự tin cậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy có sự hài hoà, đề cao tinh thần đồng đội và mong muốn gắn kết chặt chẽ với nhau hơn nữa.


Trên đây là 10 bí kíp quản trị doanh nghiệp của người Nhật mà các nhà lãnh đạo nào cũng cần quan tâm. Đừng quên tham khảo thêm các thông tin khác về doanh nghiệp nhé.